Đối với phụ nữ, mang thai và cho con bú là hai giai đoạn đặc biệt nhạy cảm, rất dễ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng và việc điều trị thì không hề đơn giản. Về cơ bản thì mọi tác động đến răng miệng trong giai đoạn cho con bú đều ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ, tuy nhiên cũng không thể kéo dài được tình trạng đau răng sâu mà không điều trị.

Vậy đau răng sâu khi đang cho con bú phải làm sao để vừa có thể điều trị dứt điểm lại vừa có thể loại bỏ những biến chứng không mong muốn?

1/ Đau răng sâu khi đang cho con bú có nguy hiểm không?

Sự rối loạn nội tiết tố sau sinh chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng loạt các vấn đề liên quan đến răng miệng, trong đó có sâu răng. Đau răng sâu khi đang cho con bú là tình trạng mà khoảng 60% phụ nữ sau sinh gặp phải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như nguồn sữa mẹ.

Tham khảo: Nha khoa uy tín Hà Nội

dau-rang-sau-khi-dang-cho-con-bu-1
Đau răng sâu khi đang cho con bú ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Nấu bạn nghĩ đây là triệu chứng bình thường và không quá nguy hiểm thì hoàn toàn sai lầm. Nó tiềm ẩn những nguy cơ khó lường:

+ Việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đầy đủ sẽ khiến lượng sữa nuôi bé ít đi, dần dần có thể dẫn đến mất sữa hoàn toàn.

+ Vi khuẩn sâu răng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng trực tiếp và duy nhất lúc này của bé.

+ Sâu răng ở phụ nữ đang cho con bú phát triển với tốc độ khá nhanh và gây ra những tình trạng đáng báo động hơn như viêm tủy, áp xe răng, viêm xương ổ răng…

+ Nếu sâu răng không điều trị sớm có thể dẫn đến mất răng hoàn toàn – và đây là điều mà không ai mong muốn!

dau-rang-sau-khi-dang-cho-con-bu-2
Mất răng do sâu răng là một hệ quả đáng sợ nếu không điều trị sớm

Dù xuất phát từ lý do nào thì việc sâu răng khi đang cho con bú đều gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé trong gia đoạn đầu đời. Vậy phải làm thế nào trong trường hợp này?

2/ Đau răng sâu khi đang cho con bú phải làm sao?

Kể cả khi chưa biết về những hậu quả mà sâu răng gây ra nhưng đối mặt với tình trạng đau răng sâu khi đang cho con bú, tất cả mọi người đều cảm thấy rất khó chịu và ngay lập tức muốn tìm biện pháp giảm đau – dù là tạm thời.

Một số biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà được nhiều người áp dụng như: ngậm rượu hạt cau, ngậm nước muối ấm, dùng tinh dầu tỏi, uống thuốc kháng sinh, uống thuốc giảm đau… Tuy nhiên, đây liệu có phải những lựa chọn tối ưu?

Xem thêm: Nhổ răng sâu hàm dưới có đau không?

dau-rang-sau-khi-dang-cho-con-bu-3
Nên cẩn trọng khi dùng thuốc kháng sinh trong giai đoạn cho con bú

Về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Lương Hà – Cố vấn chuyên môn tại Nha khoa Navii đã có những nhận định rất trực quan: “Những phương pháp tự nhiên để giảm đau răng sâu tại nhà sẽ đem lại hiệu quả nhất định, cơn đau cũng sẽ thuyên giảm được phần nào nhưng đây không phải là giải pháp tối ưu.

Tất cả những cách nói trên đều chỉ làm giảm thiểu tình trạng đau nhức tạm thời và chúng sẽ sớm quay trở lại trong thời gian ngắn. Ngoài ra, vi khuẩn sâu răng vẫn sẽ tiếp tục phát triển và sớm gây ra những hậu quả không mong muốn.

Nguy hiểm nhất là việc dùng thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau trong giai đoạn cho con bú. Hầu hết 2 loại thuốc này đều có chứa hoạt chất kháng sinh liều cao spiramycin và metronidazol – gây ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn!”

dau-rang-sau-khi-dang-cho-con-bu-4
Đến nha khoa là cách tốt nhất để điều trị răng sâu

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Lương Hà, bất cứ vấn đề răng miệng nào xảy ra trong thời điểm đang cho con bú đều cần đến nha khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể và đưa ra cho bạn lời khuyên tốt nhất để điều trị dứt điểm bệnh mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào.

3/ Trám răng – giải pháp tối ưu cho tình trạng sâu răng khi cho con bú

Trám răng được đánh giá là cách chữa đau răng sâu khi đang cho con bú an toàn và hiệu quả nhất. Bản chất của trám răng là đắp vật liệu lên thay thế các mô răng đã mất nhằm bảo vệ và phục hồi tính thẩm mỹ cho răng của bạn, những vật liệu này đều là vật liệu an toàn với cơ thể.

Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang răng sâu, đảm bảo không để lại bất cứ yếu tố nào gây bệnh trở lại. Sau đó thực hiện đưa chất trám lên răng và tạo hình chất trám cho giống với thân răng thật của bạn. Chất trám này được hóa cứng bằng ánh sáng đèn laser.

Tham khảo: Nhổ răng sâu giá bao nhiêu tiền?

dau-rang-sau-khi-dang-cho-con-bu-5
Trám răng sâu an toàn và giúp giải quyết triệt để tình trạng sâu răng

Toàn bộ quy trình khắc phục sâu răng và trám răng chỉ mất khoảng 40 – 60 phút, không gây quá nhiều đau nhức hay khó chịu mà có thể khắc phục triệt để được tình trạng bệnh lý gây nguy hiểm này.

Hầu hết các trường hợp trám răng sẽ không cần dùng thuốc tê, chỉ trong những trường hợp cần thiết (lỗ sâu lớn, gây ê buốt nhiều) thì sẽ cần phải dùng. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể và có sự tính toán, điều chỉnh lượng thuốc tê sao cho phù hợp, không làm ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể cũng như chất lượng sữa của người mẹ.

Một lời khuyên nhỏ dành cho bạn: Nếu trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc tê để điều trị, bạn có thể vắt bỏ hoặc hút bỏ sữa trong ít nhất 3 tiếng sau quá trình điều trị. Sau đó, bạn lại có thể cho bé bú bình thường.

dau-rang-sau-khi-dang-cho-con-bu-6
Hút bỏ sữa sau khoảng 3 giờ nếu phải dùng thuốc tê

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau răng sâu khi đang cho con bú, đừng chần chừ trong việc điều trị. Việc kéo dài thời gian chịu đựng cơn đau chỉ khiến điều trị gặp thêm nhiều khó khăn và chính bản thân bạn cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn!

3.2/5 - (11 bình chọn)
Chat Facebook
Chat Zalo