Khi lượng cao răng quá nhiều, chúng sẽ lan từ thân răng xuống lợi – vùng mô mềm đặc biệt nhạy cảm trong khoang miệng. Cao răng dưới lợi là một trong những “kẻ thù đặc biệt nguy hiểm” và gây ra nhiều biến chứng nếu không được loại bỏ kịp thời.

1/ Cao răng dưới lợi có nguy hiểm không?

Cao răng chính là “ổ chứa vi khuẩn” trong khoang miệng và gây ra hàng loạt các vấn đề, đặc biệt nguy hiểm hơn nữa khi chúng “bành trướng lãnh thổ” của mình bằng cách kéo xuống lợi. Cao răng dưới lợi là tác nhân hàng đầu gây ra những bệnh lý răng miệng:

Viêm lợi (nướu)

Bệnh lý phổ biến mà hầu hết người Việt Nam nào cũng gặp phải này xuất phát từ một trong nguyên nhân quan trọng nhất là cao răng. Cao răng tích tụ vi khuẩn và tấn công vào lợi, khiến chúng sưng đỏ lên, nhạy cảm, dễ chảy máu và đau nhức.

Viêm lợi không chỉ đơn giản là gây đau nhức, khó chịu, ăn nhai khó khăn mà còn gây ra biến chứng nặng hơn nếu không điều trị kịp thời.

cao-rang-duoi-loi-1
Cao răng dưới lợi gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Viêm nha chu

Đây chính là biến chứng của viêm lợi không điều trị. Ban đầu cao răng chỉ khiến vùng lợi bị ảnh hưởng nhưng sau đó, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào những vùng khác trong toàn bộ hệ thống nha chu bao gồm dây chằng nha chu, xương chân răng, xương ổ răng…

Ở giai đoạn viêm nha chu, bạn sẽ không chỉ gặp tình trạng chảy máu thông thường mà sẽ thường xuyên thấy máu lẫn mủ, mùi hôi miệng đi kèm với mùi tanh rất khó chịu. Đặc biệt giai đoạn này tiềm ẩn nguy cơ mất răng rất cao!

Tụt lợi chân răng

Những mảng bám cao răng dù là nhỏ bé nhưng vẫn thừa sức kéo tụt vùng lợi chân răng của bạn xuống bên dưới và khiến chiếc răng của bạn mất đi khoảng 50 – 60% điểm tựa. Bạn sẽ thấy chiếc răng lung lay, không còn lực ăn nhai và sớm gãy rụng chỉ trong một thời gian ngắn.

cao-rang-duoi-loi-2
Cao răng kéo tụt phần lợi chân răng xuống phía dưới

Cao răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chính vì thế việc chúng lan xuống nướu là điều bạn có thể dễ dàng nhận biết được. Lúc này lấy cao răng nên được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng như đã nói trên. Vậy làm thế nào để có thể làm sạch những mảng bám đáng ghét này một cách triệt để nhất – phần bên dưới đây sẽ giúp bạn trả lời.

2/ Lấy cao răng dưới lợi như thế nào?

Dù là cao răng dưới lợi hay cao răng trên thân răng thì đều không thể loại bỏ bằng cách chải răng thông thường. Việc lấy cao răng tuy đơn giản nhưng rất cần đến một quy trình bài bản, công cụ chuyên dụng và sự chuyên nghiệp của bác sĩ nha khoa để không làm ảnh hưởng đến men răng cũng như những lây nhiễm chéo nguy hiểm.

Tại Nha khoa Navii, toàn bộ quy trình lấy cao răng được xây dựng một cách bài bản theo đúng chuẩn Bộ y tế, đáp ứng các tiêu chí quan trọng về TÍNH HIỆU QUẢ và TÍNH AN TOÀN. Cụ thể như sau:

Bước 1: Đón tiếp khách hàng và tiếp nhận các giấy tờ liên quan đến bảo hiểm (nếu có). Tham khảo về lấy cao răng bảo hiểm TẠI ĐÂY

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, tất cả đều đã được vô trùng và bảo quản trong tủ vô khuẩn tại nha khoa.

cao-rang-duoi-loi-3
Toàn bộ dụng cụ nha khoa đều được khử khuẩn và lưu trữ trong phòng vô trùng riêng biệt

Bước 2: Bác sĩ khám tổng quát khoang miệng, xác định lượng cao răng và kiếm tra xem có bệnh lý gì không.

Bước 3: Tiến hành lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện đại.

Bước 4: Thực hiện đánh bóng mặt răng giúp bề mặt răng trơn bóng và hạn chế sự tái bám của cao răng

Bước 5: Hướng dẫn khách hàng súc miệng, hoàn tất quy trình

Trong trường hợp cao răng đã gây ra một số vấn đề răng miệng, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thêm thuốc kháng sinh sau khi lấy cao răng để điều trị bệnh. Kết hợp với đó, bạn nên ở lại nha khoa thêm vài phút, trao đổi thêm với bác sĩ về việc điều chỉnh thói quen ăn nhai, vệ sinh răng miệng để hạn chế tối đa sự tái bám của cao răng.

cao-rang-duoi-loi-4
Hãy nghe những lời khuyên của bác sĩ nha khoa về việc chăm sóc tại nhà

3/ Lấy cao răng bên dưới lợi có gây chảy máu không?

Thông thường, lấy cao răng sẽ không gây chảy máu hay đau nhức gì. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cao răng bám quá chắc vào lợi và đã gây ra một số bệnh lý nhất định thì việc lấy cao răng sẽ gây chảy máu và đau nhức nhẹ.

Bạn đừng quá lo lắng vì điều này, trên thực tế thì chảy máu hay đau nhức do cao răng bám vào thành lợi chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có những bước xử lý cơ bản để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm chéo.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng chảy máu kéo dài sau khi lấy cao răng, đi kèm với đó là những biểu hiện khác thường thì bạn nên quay lại nha khoa để được thăm khám cụ thể. Tình trạng này xảy ra do thực hiện ở địa chỉ không uy tín, bác sĩ tay nghề non và tác động quá nhiều đến mô mềm.

cao-rang-duoi-loi-5
Hãy cẩn trọng nếu chảu máu kéo dài đi kèm bất thường sau lấy cao răng

Đáng nói hơn nếu như những dụng cụ nha khoa không được khử khuẩn khi tác động đến vùng nướu bị chảy máu còn có thể dẫn đến những nguy cơ nhiễm trùng rất nguy hiểm. Đây là lý do tại sao bạn chỉ nên chọn những địa chỉ lấy cao răng có hệ thống vô khuẩn hiện đại và không gian nha khoa sạch sẽ như tại Navii Dental Care.

Đừng để tình trạng cao răng dưới lợi gây nguy hiểm cho bạn! Thực hiện lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng/lần là cách tốt nhất để loại bỏ cao răng và bảo vệ răng miệng bạn khỏi những bệnh lý không mong muốn.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo