Răng là một bộ phận duy nhất trên cơ thể không có khả năng phục hồi, đặc biệt là răng vĩnh viễn nếu mất đi sẽ không còn cơ hội thay răng được. Vậy nhổ răng mà không trồng lại có sau không?
1. Nhổ răng mà không trồng lại răng giả có ảnh hưởng gì không?
Sau khi nhổ răng, đa số mọi người đều cho rằng việc mất răng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nên còn thờ ơ trong việc trồng răng giả sớm.
Tuy nhiên, nếu mất răng càng lâu, những hậu quả kéo theo rất nghiêm trọng, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng và tốn nhiều chi phí khắc phục nếu muốn trồng lại răng mới.
>>Xem thêm: Chi Phí Nhổ Răng Hết Bao Nhiêu Tiền?
1.1. Về thẩm mỹ.
Mất răng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ là điều dễ dàng nhận thấy nhất vì răng sau khi nhổ sẽ để lại khoảng trống trên cung hàm.
Có thể nhiều người không quá lo lắng nếu răng bị mất là răng hàm bên trong, nhưng với răng cửa hoặc răng nanh bị mất sẽ làm bạn cảm thấy không thoải mái, tự tin khi giao tiếp, không dám cười nói nhiều.
Cung hàm cần đảm bảo sự ổn định. Điều này thể hiện bằng việc các răng giữ nguyên vị trí như ban đầu khi mọc trên cung răng. Tuy nhiên, nếu có một vị trí nào bị mất, gãy thì nguy cơ những chiếc răng xung quanh không còn ổn định nữa. Bởi, những răng này khi có khoảng trống sẽ xô lệch, nghiêng sang. Không chỉ vậy, chiếc răng ở vị trí đối diện với răng bị mất sẽ trồi lên cao hơn các răng kế cận. Khi đó, hàm răng bị xô lệch và không còn cân đối như ban đầu.
Thêm vào đó, bởi xương hàm chỉ chắc khỏe, và duy trì ổn định khi có lực kích thích từ việc ăn nhai của răng, mà khi răng đã nhổ bỏ cũng đồng nghĩa với việc xương hàm không còn đủ khả năng để duy trì. Lâu dài, xương hàm sẽ bị tiêu hủy, chính điều này khiến cho khuôn mặt bạn già nua, móm mém.
1.2. Về chức năng ăn nhai
Ăn nhai được xem là vai trò chính của răng, khi mất, gãy răng thì chức năng ăn nhai sẽ bị suy giảm mạnh. Do vậy, chức năng nghiền nát thức ăn cũng bị ảnh hưởng dẫn tới tiêu hóa không tốt, có thể gây ra các bệnh về dạ dày, tá tràng, viêm đường ruột…
Bên cạnh đó, thức ăn không được nghiền nát kỹ làm cho cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng dẫn tới tình trạng lười ăn làm cơ thể bị suy nhược do thiếu chất, nặng hơn là suy dinh dưỡng.
Răng ngoài chức năng ăn nhai còn có nhiệm vụ kiểm soát cảm giác, sự vận động của các cơ mặt qua dây thần kinh. Nếu bị mất răng dẫn tới tiêu xương hàm kéo dài thì dây thần kinh sẽ nằm gần niêm mạc. Mọi tác động lên chỗ răng bị mất như đeo hàm giả sẽ gây đau, nhức.
Thậm chí, một số trường hợp khoảng trống đó khiến khả năng phát âm cũng như giọng nói của bạn cũng dần thay đổi, dẫn đến hiện tượng nói ngọng…
1.3. Gây Ra Một Số Bệnh Lý Răng Miệng.
Khi răng bị nhổ đi sẽ để lại một khoảng trống ở nướu, vô tình làm cho việc đánh răng rất bất tiện, nếu không may bạn chỉ cần đánh răng mạnh vào đó thôi sẽ gây chảy máu, trầy xước nướu.
Đồng thời, sẽ làm nơi cư trú cho thức ăn ở khu vực này, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh ra các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu…
Thêm vào đó, việc nhổ răng sẽ vô hình chung tạo ra một khoảng trống khá lớn, làm cho những chiếc răng lân cận sẽ tự xô đổ sang vùng bạn nhổ răng, những chiếc răng đối diện không còn chỗ ngăn chặn, theo thời gian sẽ bị trôi ra ngoài, gây nên hiện tượng răng mọc lộn xộn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Chính vì những lý do ấy, nha sĩ đã khuyên bạn sau khi nhổ răng nên trồng lại răng giả, để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng và khuôn mặt.
Trên đây là một số vẫn đề mà bạn sẽ gặp phải nếu như bị mất răng không trồng lại. Nó lý giải vì sao mà mọi bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên trồng lại răng giả càng sớm càng tốt sau khi nhổ răng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng cũng như đảm bảo sức khỏe răng miệng của bản thân.
Lời khuyên: Nếu bạn muốn trồng răng sau khi nhổ thì tốt nhất nên thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng sau mất răng. Nếu để lâu hơn, khi xương hàm đã tiêu hõm bạn mới đi trồng răng thì có thể sẽ phải phẫu thuật ghép xương mới phục hình răng được.
Tham khảo
- Viêm Lợi Trùm Là Gì? Cắt Lợi Trùm Răng Khôn Có Đau Không?
- Áp Xe Nha Chu Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Viêm Nha Chu!
- Bị Sâu Răng Thì Chữa Thế Nào Đúng Nhất?
2. Các phương pháp trồng răng giả phổ biến nhất hiện nay.
Hiện nay có 3 phương pháp phục hình răng đã mất. cụ thể là:
2.1. Sử dụng hàm giả tháo lắp.
Dùng Hàm Giả Tháo Lắp là phương pháp thay thế một hoặc nhiều răng thậm chí mất toàn bộ hàm răng. Hàm giả tháo lắp bao gồm: 1 nền hàm, 1 khung hàm và răng sứ phục hình. Răng sẽ được cố định bằng các móc cài làm bằng titan.
Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, hàm giả dễ dàng tháo lắp, không gây đau, thay thế được một phần chức năng ăn nhai của răng đã mất. Tuy nhiên nhược điểm là dễ bị bung, tuột khi cử động hàm khi nói chuyện hoặc khi ăn đồ ăn cứng. Thêm vào đó là tuổi thọ của hàm chỉ từ 3 – 5 năm, bạn phải vệ sinh răng hàm giả sau mỗi bữa ăn.
Nhược điểm được coi là lớn nhất của phương pháp phục hình răng đã mất này là không ngăn ngừa được tiêu xương ổ răng, tụt nướu về lâu dài gây ảnh hưởng tới các răng xung quanh và gây lão hóa cơ mặt sớm.
Xem thêm: So Sánh Hàm Giả Tháo Lắp Và Implant All On 4 Cái Nào Tốt Hơn?
2.2. Cầu răng sứ.
Về cơ bản, Cầu Răng Sứ là phương pháp thay thế răng đã mất bằng cách mài hai răng kế cận để làm trụ nâng đỡ. Dãy này có cấu tạo gồm nhiều răng giả được chế tác dính liền vào nhau bằng keo nha khoa.
Cầu răng sứ có ưu điểm sau khi thực hiện xong sẽ không cần tháo lắp vệ sinh như hàm giả thông thường vì răng giả có thể nhai, cắn hoặc nói tốt hơn mà không bị rơi như hàm giả tháo lắm. Và tuổi thọ trung bình của hàm nếu chăm sóc tốt từ 7 – 10 năm.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu về lâu dài, gây ra các bệnh lý lên các răng xung quanh. Hơn nữa, để thực hiện cầu răng sứ thì hai răng kế cạnh phải khỏe mạnh, mọc thẳng và trong quá trình trồng răng giả nếu có bất cứ bệnh lý gì đều phải tháo cầu răng mới thực hiện được.
Tham khảo thêm: Nên Dùng Cầu Răng Sứ Hay Cắm Implant? Phương Pháp Nào Tốt Hơn?
2.3. Cấy ghép răng Implant.
Trồng răng Implant (cấy ghép Implant) là phương pháp trồng răng giả cố định phục hồi hoàn toàn khả năng ăn nhai và đảm bảo thẩm mỹ toàn diện nhất hiện nay.
Khi cấy ghép răng Implant bác sĩ sẽ đặt 1 trụ Titanium vào bên trong xương hàm, thay thế vị trí của chân răng một thời gian sau sẽ gắn khớp nối Abutment và răng sứ phục hình lên trên trụ.
Trụ Implant có chức năng như một chân răng thật, tác động lực nhai của răng lên xương hàm, khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi và không gây viêm nhiễm.
Tuy chi phí trồng răng Implant khá cao, thời gian trồng cũng dài hơn so với Cầu Răng Sứ nhưng răng lại có độ bền chắc, tuổi thọ răng có thể lên đến hơn 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu vệ sinh răng kỹ lưỡng.
Tìm hiểu thêm: Cấy Ghép Xương Hàm Để Trồng Răng Implant Có Đau Không?
Trên đây là một số các giải đáp cho câu hỏi “mất răng vĩnh viễn nhưng không trồng có sao không?”. Mất răng gây ra nhiều các hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Bởi vậy, bạn nên phục hình càng sớm càng tốt. Trồng răng giả giúp cải thiện chức năng ăn nhai, phát âm và tránh những nguy hại lâu dài đối với răng miệng.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép răng cũng như các kiến thức khi trồng răng giả, vui lòng liên hệ Nha khoa Navii để được tư vấn thêm nhé!
Nha khoa Navii với đội ngũ bác sĩ giỏi có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa đã thực hiện thành công hàng nghìn ca Cấy ghép răng Implant. Đội ngũ y bác sĩ tại Navii luôn đặt chữ tâm lên hàng đầu, lấy sự hài lòng của quý khách hàng làm động lực phấn đấu.
Nha khoa Navii cũng là một trong số ít những nha khoa phục hình răng tại Hà Nội đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với đội ngũ nhân viên giỏi, lành nghề cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc hiện đại, chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo nhất!
Còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!
- 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Tel: 024.3747.8292 | Thứ 2 – Thứ 7
- 36 Hoà Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Tel: 024.3633.1897 | Thứ 3 – CN
- Email: c.service@navii.vn
GIỜ MỞ CỬA:
– Sáng: 8:30 – 12:00
– Chiều: 13:30 – 18:00