Khớp cắn răng chuẩn là gì? Như thế nào được xem là khớp cắn chuẩn đang là một trong những thắc mắc được nhiều khách hàng quan tâm nhất trong thời gian gần đây.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, Navii Dental Care sẽ chia sẻ đến các bạn một số thông tin cơ bản thông qua bài viết ngắn này.
I. Nhận biết khớp cắn răng chuẩn
Khớp cắn răng chuẩn là sự tương quan giữa hàm răng trên và dưới, xét về sự đối xứng giữa răng và xương hàm. Đồng thời khi khép miệng thì phần hàm trên phải bao phủ vòm hàm dưới một mức vừa phải. Tức là má và môi không bị kích, cũng như lưỡi không bị cắn phải.
Khớp cắn răng chuẩn không chỉ đẹp về thẩm mỹ, mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày của mỗi chúng ta. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết khớp cắn răng chuẩn là gì? Bạn hãy tiếp tục theo dõi nhé.
Bạn có thể tự mình kiểm tra xem răng của mình có phải là khớp cắn chuẩn hay không dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
- Nhìn tổng thể khuôn mặt, trán, mũi, cằm phải cân ngay cả khi nhìn thẳng hay nhìn nghiêng.
- Trục phân chia khuôn mặt được tính từ đỉnh mũi đến khe răng cửa của cả hai hàm phải tạo thành một đường thẳng với cằm và không bị gấp khúc.
- Đặc biệt, răng hàm trên phải bao trùm được răng hàm dưới, phải có sự khớp nhau và khép kín, nhất là không tạo ra khoảng hở nhiều.
- Nhất là nhóm răng hàm và răng cận hàm của hai hàm phải có sự tiếp giáp nhau về mặt nhai.
Với các trường hợp khớp cắn không chuẩn như: khớp cắn ngược, khớp cắn hở, khớp cắn chéo,… Bạn nên niềng răng sớm để có được khớp răng chuẩn. Hiện nay với công nghệ niềng răng hiện đại, bạn có thể có hàm răng đều, đẹp chuẩn khớp cắn chỉ trong thời gian ngắn.
II. Các trường hợp sai khớp cắn thường gặp
Với các dấu hiệu mà Navii đưa ra, nếu bạn không thấy có sự ăn khớp thì khả năng cao là bạn chưa có khớp cắn răng chuẩn rồi. Thông thường các trường hợp lệch khớp cắn răng được chia thành 6 loại như sau:
1. Sai khớp cắn loại 1 – Khớp cắn hô vẩu
Khớp cắn hô vẩu có các đặc điểm như sau:
- 3 phần trán – mũi – cằm bị lệch mà khi nhìn thẳng hay nghiêng thì đều thấy mũi gãy, miệng nhọn, hàm trên dô ra trước, môi trề, căng.
- Nhóm răng sau hai hàm trên – dưới vẫn tiếp xúc với nhau.
- Nhóm răng trước hàm trên che khuất hoàn toàn nhóm răng trước hàm dưới nhưng cách xa nhau.
2. Sai khớp cắn loại 2 – Cắn ngược
Khớp cắn ngược còn được gọi là móm, với các đặc điểm như sau:
- Tương quan 3 phần trán – mũi – cằm bị lệch, gãy ở giữa gương mặt nên nhìn nghiêng sẽ thấy mũi gãy hoặc cằm nhô ra trước tạo mặt lưỡi cày.
- Nhóm răng trước hàm trên ở trong nhóm răng trước hàm dưới và bị hàm dưới che khuất hoàn toàn.
- Đường đi từ trán xuống mũi và cằm có thể gãy khúc, có thể thẳng nhưng nếu thẳng lại có thể bị lệch trái hoặc lệch phải.
- Nhóm răng sau 2 hàm vẫn tiếp xúc nhau bình thường.
- Người bị sai lệch khớp cắn loại 3 ăn nhai khó khăn hơn, có thể phát âm không chuẩn xác và hay bị dị tật răng nanh ngầm.
3. Khớp cắn đối đỉnh – Sai khớp cắn loại 3
Đặc điểm cơ bản của dạng sai khớp cắn này gồm:
- Tương quan trán – mũi – cằm bình thường
- Nhóm răng sau có thể chạm hoặc không cham nhau.
- Nhóm răng trước hai hàm răng tiếp xúc nhau ở rìa răng
4. Khớp cắn hở – Sai khớp cắn loại 4
Đặc điểm dạng sai khớp cắn loại 4 cụ thể gồm:
- Nhóm răng trước hai hàm không chạm nhau, có thể nhìn thấy lưỡi khi răng ở trạng thái nghỉ.
- Nhóm răng sau vẫn tiếp xúc bình thường. Trục phân chia tương quan trán – mũi – cằm có thể bình thường.
- Bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn nhai.
5. Khớp cắn sâu – Sai khớp cắn loại 5
Đặc điểm cụ thể của tình trạng sai lệch khớp cắn loại 5 này là:
- Tương quan trán – mũi – cằm bình thường.
- Nhóm răng trước hàm trên che khuất hàm dưới, có tiếp xúc hoặc không, rìa răng trước hàm dưới chạm vào nướu trong hàm trên.
- Nhóm răng sau vẫn tiếp xúc bình thường.
III. Nguyên nhân dẫn đến khớp cắn răng không chuẩn
Sai lệch khớp cắn răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Navii Dental care có thể tổng hợp những nguyên nhân chính như sau:
- Do di truyền: Nguyên nhân sai khớp cắn do di truyền chiếm đến 70%, răng lệch lạc, cười hở lợi, hô móm chủ yếu do gen di truyền. Phần lớn đến khi lớn rồi ta mới phát hiện ra.
- Thói quen xấu hồi nhỏ: các thói quen như tật mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả lâu… trong thời gian dài dễ đẩy răng mọc không đúng vị trí ban đầu dẫn đến hiện tượng sai lệch khớp cắn.
- Mất răng sữa sớm: Răng sữa mất sớm sẽ mất định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau đó, dẫn đến tình trạng mọc chen chúc, chìa ra ngoài ngay nghiêng lệch…
IV. Điều trị khớp cắn không chuẩn.
Dựa vào những nguyên nhân trên, bác sĩ tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp cho bạn.
Thứ nhất: với trường hợp khớp cắn bị lệch do răng thì bạn nên tiến hành niềng răng. Đây được xem là lựa chọn tối ưu để có một khớp cắn răng chuẩn. Các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ để gắn lên răng, nhằm nắn chỉnh đưa răng về đúng vị trí của mình. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mang những khí cụ này trong một khoảng thời gian nhất định để đổi lại một hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin hơn.
Thứ hai: nếu khớp cắn do xương thì giải pháp tốt nhất đó chính là phẫu thuật, để lấy lại khớp cắn răng chuẩn. Bạn cần phải thực hiện phẫu thuật cắt xương hàm, nhằm tịnh tiến hàm đến vị trí phù hợp nhất, cân đối và thẩm mỹ hơn rất nhiều.
[table id=8 /]
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về khớp cắn chuẩn cũng như những dấu hiệu nhận biết cùng cách chữa trị hiệu quả nếu như không may bạn bị khớp cắn răng không được chuẩn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khớp cắn răng chuẩn.
Nếu cần Navii Dental Care – nha khoa uy tín 20 năm kinh nghiệm tại Hà Nội tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết hơn.