Cách Chăm Sóc Răng Sữa Cho Trẻ Hiệu Quả luôn là câu hỏi cho các phụ huynh. Theo thống kê của Viện Răng hàm mặt quốc gia, cho thấy rõ: số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang ngày một gia tăng, có đến 80% trẻ 4-8 tuổi bị sâu răng, có đến hơn 90% trẻ nhỏ chăm sóc răng sữa không đúng cách. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc này:

1.Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng ở trẻ

2.Trẻ sâu răng sữa có nên nhổ bỏ hay không?

3.Cách Chăm Sóc Răng Sữa Cho Trẻ Hiệu Quả Theo Từng Độ Tuổi

Việc đánh răng hàng ngày là thói quen mà bất cứ bạn nhỏ nào cũng được cha mẹ yêu cầu thực hiện nhằm giúp các bé bảo vệ răng miệng của mình. Tuy vậy,chăm sóc răng sữa không đúng cách có thể khiến vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, nướu và làm mòn lớp men răng, dẫn tới nhiều bệnh răng miệng khó chịu, nguy hiểm. Dưới đây là cách chăm sóc răng sữa cho trẻ từ 1 – 9 tuổi.

1.Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng ở trẻ

Bảo hiểm bảo lãnh viện phí là gì?
Cách Chăm Sóc Răng Sữa

Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng ở trẻ chủ yếu vẫn là do đồ ngọt và việc vệ sinh răng sữa. Đồ ngọt không chỉ hấp dẫn đối với các bé mà thậm chí ngay người lớn, nhiều người cũng có một sự “đam mê” với đồ ngọt. Việc ăn đồ ngọt thường xuyên, nhất là bánh kẹo là tác nhân chính dẫn đến sâu răng. Khi còn nhỏ, các bé thường rất thích ăn những đồ ngọt này và thường ít bị ngăn cấm bởi bố mẹ. Ăn với tần suất thường xuyên cộng với vệ sinh răng miệng không tốt khiến men răng nhanh bị bào mòn, các mảng bám tích tụ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây sâu răng hàng loạt ở trẻ.

Để có cách chăm sóc răng sữa đúng cách, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt tổng hợp, nên bổ sung đường thông qua các thực phẩm tươi sạch trong tự nhiên như hoa quả thay vì các loại đồ ngọt có chứa chất bảo quản. Việc bổ sung đường tự nhiên từ hoa quả một mặt giúp ngăn chặn vấn đề sâu răng, mặt khác cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

2.Trẻ sâu răng sữa có nên nhổ bỏ hay không?

Niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu
Cách Chăm Sóc Răng Sữa

Nhiều bố mẹ cho rằng răng sữa của con bị sâu hay lung lay không phải vấn đề nghiêm trọng vì sẽ có răng vĩnh viễn thay thế, thậm chí nhổ răng sâu đi còn tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên nhanh hơn. Tuy nhiên, việc làm này lại chứa nhiều mối nguy hại.

Răng sữa bị mất đi trước thời hạn khiến lợi dễ bị cứng, xơ hóa, làm cho răng vĩnh viễn vốn đã ủ mầm phía dưới bị nén chặt, khó mọc lên. Mầm răng cũng “không chịu” mọc thẳng mà ngả về 2 bên rìa lợi mềm hơn. Răng liền kề còn có xu hướng chiếm chỗ chiếc răng đã rụng. Răng xô lệch, mọc chen chúc vào nhau đều xuất phát từ nguyên nhân này.

Do đó, răng sữa bị sâu không nên nhổ bỏ trước thời gian thay răng nếu vẫn có thể chữa được. Các bậc phụ huynh nên duy trì thói quen đưa trẻ đi khám răng định kỳ nhằm phát hiện những vấn đề răng miệng và khắc phục chúng kịp thời.

Trường hợp bị mất răng sữa quá sớm, trẻ cần được làm phục hình răng như răng giả hoặc chụp mão răng để giữ chỗ trên hàm, giúp răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí.

3. Cách Chăm Sóc Răng Sữa Cho Trẻ Hiệu Quả Theo Từng Độ Tuổi

chỉnh nha tháo lắp không có ốc nong
Cách Chăm Sóc Răng Sữa

Việc chăm sóc sức khỏe răng sữa sớm cho trẻ là điều quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Có nhiều cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng sữa cho trẻ, trong đó, phụ huynh nên lưu ý đến việc chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp lứa tuổi và thực hành chải răng đúng cách.

  • Với trẻ dưới 3 tuổi: Phụ huynh có thể đánh răng cho trẻ bằng nước sạch hoặc muối sinh lý. Không dùng kem đánh răng vì trẻ có thể nuốt kem đánh răng gây nhiễm flour làm ố men răng.
  • Trẻ trên 3 tuổi: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng, nên đánh răng sau mỗi bữa ăn, ít nhất là 2 lần/ngày. Lượng kem đánh răng cũng tùy thuộc vào lứa tuổi. Nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại hơn là đánh răng theo chiều ngang vì đánh răng theo chiều dọc giúp làm sạch thức ăn thừa mắc kẹt giữa các răng hơn.
  • Khi trẻ 3 – 6 tuổi: Trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng, chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Đến lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
  • Trẻ 6 – 9 tuổi: cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của trẻ đều đặn để đảm bảo trẻ đánh răng đúng cách.

Ngoài ra, tốt nhất, phụ huynh không nên nhổ răng sữa của trẻ quá sớm và phải đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt chỉnh nha sớm ở trẻ.

Hy vọng bài viết Cách Chăm Sóc Răng Sữa Cho Trẻ Hiệu Quả đã giúp các phụ huynh có cái nhìn rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc cách chăm sóc răng sữa đúng cách.

Navii Dental Care – NHA KHOA LỚN NHẤT QUẬN HOÀN KIẾM

 

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo