Ngày nay, với sự phát triển của xã hội mà niềng răng không còn xa lạ đối với mọi người. Vì nó mang lại hiệu quả hết sức to lớn cho con người, đặc biệt là trẻ con. Hơn nữa trẻ em là lứa tuổi hay gặp các vấn đề liên quan tới răng miệng. Tuy nhiên, những điều cần lưu ý trước khi niềng răng trẻ em dưới góc độ nha khoa không phải cha mẹ nào cũng biết đầy đủ.Sau đây là các lưu ý trước khi niềng răng trẻ em để cha mẹ có thể tham khảo.

1. Tại Sao Trẻ Em Cần Niềng Răng Sớm

Cha mẹ có lẽ cũng biết khái niệm của chỉnh nha hay niềng răng rồi phải không. Hiểu đơn giản nó chỉ là sử dụng các khí cụ chỉnh nha tạo một lực kéo ổn định, phù hợp để nắn chỉnh, sắp xếp lại các răng sai lệch, hô móm của bé về lại đúng vị trí chuẩn trên cung hàm.

Khi bé lên 6, các hàm và răng bắt đầu phát triển rõ rệt và những dấu hiệu, hiện tượng sai lệch về răng, lợi và xương hàm đã bắt đầu xuất hiện và có thể nhìn bằng mắt thường. Nếu cha mẹ không thực hiện các phương pháp chỉnh nha niềng răng trẻ em sớm thì sẽ để lại rất nhiều hậu quả về sức khoẻ lẫn tinh thần của bé về sau.

nhung-luu-y-truoc-khi-nieng-rang-o-tre-em
Trẻ cần được niền răng sớm để hạn chế những sai lệch về hàm

2. Hậu Quả Khi Niềng Răng Muộn

Khi cha mẹ không thực hiện niềng răng cho bé sớm, thì những ảnh hưởng đầu tiên  tới bé là sự mặc cảm, thiếu tự tin khi giao tiếp cũng như nói chuyện cùng bạn bè. Lâu ngày sẽ dần hình thành tính cách của bé theo chiều hướng tiêu cực, khép kín. Còn nặng hơn thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng của bé.

Một số ví dụ điển hình cho thấy tác hại xấu của việc niềng răng muộn :

  • Răng thưa: Khe hở rộng giữa các răng gây mất thẩm mỹ, các mảng thức ăn dư thừa dễ dàng bám vào khe răng, phát sinh vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Việc phát âm cũng bị ảnh hưởng lớn.
  • Răng hô, móm : Ảnh hưởng trực tiếp tâm lý của bé, khiến bé thụ động hơn trong giao tiếp, dần sẽ dẫn tới việc thu mình trong xã hội. Đặc biệt với hàm răng không đều sẽ làm giảm chức năng ăn nhai, lâu ngày sẽ dẫn đến chứng đau khớp thái dương, thậm chí có thể gây rối loạn đến hệ tiêu hóa.
  • Răng mọc chen chúc, lệch lạc, không ngay ngắn trên khung hàm: Răng mọc sai chỗ rất khó làm sạch, dẫn đến các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, mất thẩm mỹ nụ cười, khuôn mặt.

3. Các Loại Khí Cụ Cơ Bản Khi Niềng Răng Trẻ Em

Hiện tại có 2 phương pháp niềng răng trẻ em đó là niềng răng mắc cài và niềng răng tháo lắp. Đối với trẻ em thì niềng răng tháo lắp được các nha sĩ trên toàn thế giới khuyên dùng. Vì ở độ tuổi của bé, các hàm và răng chưa cứng, nên không cần lực kéo mạnh như niềng răng mắc cài ( sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài tạo cảm giác đau hơn cho bé ).

nieng-rang-thao-lap-duoc-khuyen-dung-o-tre
niềng răng tháo lắp luôn được các nha sĩ khuyên dùng ở trẻ

Cấu tạo đơn giản của niềng răng tháo lắp là 1 hàm bằng nhựa nha khoa mềm hoặc cứng, được thiết riêng biệt dựa trên mẫu hàm cá nhân của từng trẻ, có chức năng tương tự như niềng răng mắc cài là nắn chỉnh, sắp xếp lại các răng sai lệch, hô móm của bé về lại đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Đặc biệt, nó còn hỗ trợ ngăn ngừa những tật không tốt của trẻ như mút ngón tay, đẩy lưỡi, đẩy hàm…

4. Giúp Bé Chuẩn Bị Tâm Lý Trước Khi Niềng Răng

Ở độ tuổi của các bé, chưa nhận thức được hết về những điều xung quanh, song dễ rối loạn tâm lý và sợ đau. Vì vậy trước khi cho bé niềng răng, cha mẹ cần giúp bé làm quen với niềng răng bằng cách cho bé xem các hình ảnh về niềng răng, các phương pháp niềng răng để bé có thể làm quen dần với việc niềng răng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chỉ cho bé các tác hại của việc không niềng răng sớm, giúp bé hiểu được sự cần thiết của việc niềng răng.

5. Cách Chăm Sóc, Ăn Uống Cho Trẻ Sau Khi Niềng Răng

+ Vệ sinh răng miệng.

  • Sử dụng bàn chải chuyên dụng như máy tăm nước Procare để vệ sinh răng miệng cho bé. Nên vệ sinh răng miệng 2 lần / ngày cho bé.
  • Thường xuyên cho bé súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý sau các bữa ăn để gạt bỏ các mảng bám thức ăn dính vào răng.

+ Chế độ ăn uống.

  • Cho bé ăn các thực phẩm mềm, lỏng hoặc đồ xay nhuyễn. Đặc biệt không được cho trẻ ăn các đồ ăn cứng, giòn hoặc đòi hỏi phải cắn hoặc nhai mạnh như ngô, táo, kẹo cao su,…
  • Nên bổ sung cho bé các thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng.
  • Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như đá lạnh, kem.

6. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Trước Khi Niềng Răng Trẻ Em

+ Thời điểm nào niềng răng cho trẻ em là phù hợp?

Các nha sĩ trên thế giới khuyên từ 6-12 tuổi là thời điểm mà các mẹ nên đưa con tới các dịch vụ nha khoa uy tín để chỉnh nha niềng răng cho trẻ là tốt nhất. Bởi khi đó răng hàm của bé chưa cứng, việc nắn chỉnh cũng trở nên dễ dàng hơn.

+ Tôi thấy con tôi còn quá nhỏ. Liệu niềng răng có sao không?

Chỉ khi nha sĩ thấy niềng răng là cần thiết , nha sĩ mới khuyên bạn tiến hành điều trị cho bé.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo