Răng chết tủy là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người mắc phải. Điều trị răng chết tủy là lấy bỏ phần tủy răng (một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng) bị hư hại, bị bệnh hoặc đã chết; sau đó làm sạch khoảng trống còn lại, tạo dáng và trám bít nhằm khôi phục ăn nhai và thẩm mỹ.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết phương pháp điều trị răng chết tuỷ và một số vấn đề cần lưu ý khi điều trị răng chết tuỷ.

1. Nguyên Nhân Chính Khiến Răng Bị Chết Tủy

Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa các mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng, được bao bọc bên ngoài lần lượt là ngà răng và men răng. Tủy răng có cả ở chân răng và thân răng (gọi là ống tủy và buồng tủy).

tuy-rang-la-gi
Tủy răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng.

Điều quan trọng nhất trong việc chữa tủy răng là lấy hết được tủy răng bị viêm nhiễm ra khỏi ống tủy, sau đó trám chất hàn vào hệ thống ống tủy để khôi phục hình dáng cho răng.

Nguyên nhân gây chết tủy ở răng là do:

– Răng bị nứt gãy hoặc bị chấn thương phạm đến tủy.

– Sâu răng không điều trị sớm khiến vi khuẩn ăn sâu vào răng gây viêm nhiễm.

dieu-tri-rang-chet-tuy
Điều trị răng chết tủy.

Khi gặp tình trạng răng chết tủy, bạn cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh đau nhức, khó chịu và cấu trúc xương tại khu vực quanh răng bị phá hủy.

2. Quy Trình Điều Trị Răng Chết Tủy

Quy trình điều trị tủy thường yêu cầu bạn đến phòng nha ít nhất từ 1 – 2 lần. Số lần hẹn sẽ nhiều hơn tùy thuộc vào mức độ hư hại tủy răng. Tại Navii Dental Care, các bước điều trị răng chết tủy được tiến hành theo tuần tự như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân, chụp X-quang tại vị trí răng bị viêm/chết tủy để xác định mức độ viêm nhiễm tủy, số lượng ống tủy của răng. Dựa trên đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp và chi phí cho từng trường hợp.

dieu-tri-rang-chet-tuy-o-dau
Thăm khám và trao đổi tình trạng răng miệng với bệnh nhân.

Bước 2: Vệ sinh và gây tê

Bác sĩ cần vệ sinh làm sạch vùng xung quanh chiếc răng cần chữa, đặt vật liệu ngăn cách răng chết tủy với các răng khác. Gây tê giúp bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, đau nhức trong quá trình lấy tủy.

Bước 3: Tiến hành lấy tủy bị chết

  • Mở tủy: tiến hành mở tủy từ mặt sau đối với các răng trước, mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn (tùy thuộc vào vị trí răng bị viêm tủy).
  • Lấy sạch toàn bộ phần tủy bị chết bằng trâm tay, sau đó thực hiện lại bằng trâm máy để đảm bảo không bỏ sót phần tủy chết.
dieu-tri-tuy-rang
Các bước điều trị tủy răng

 

Bước 4: Phục hình răng sau khi chữa tủy

  • Sau khi lấy hết tủy bệnh, làm sạch buồng tủy và ống tủy, Bác sĩ sẽ tiến hành làm rộng và tạo dáng để chuẩn bị trám bít. Nếu chưa thể kết thúc quá trình điều trị trong lần hẹn đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tạm trên thân răng hở để bảo vệ răng.
  • Miếng trám tạm được tháo bỏ. Buồng tủy và ống tủy được trám bít vĩnh viễn bằng vật liệu gutta-percha.
  • Cuối cùng, 1 mão răng sứ được đặt lên trên thân răng đã được điều trị tủy để phục hồi lại hình dáng tự nhiên của răng.

Bước 5: Chụp film kiểm tra

Sau khi quá trình lấy tủy và phục hình răng hoàn tất, bác sĩ sẽ tiến hành chụp film lại một lần nữa để đảm bảo không bỏ sót tủy viêm.

3. Răng Đã Chữa Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu?

Tủy răng được xem là nguồn sống của răng. Sau khi răng chết tủy sẽ trở nên yếu đi, do vậy cần bọc sứ bên ngoài để bảo vệ răng tránh vi khuẩn xâm nhập cũng như các tác động vật lý, giúp duy trì khả năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.

Thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng của bạn. Răng đã chữa tủy có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách. Ngoài vệ sinh răng miệng tại nhà, bạn đừng quên khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của mình nhé.

⏭️ Bài viết khác có thể bạn quan tâm

Những Điều Cần Biết Trước Khi Điều Trị Tủy Răng

Cách Chăm Sóc Tốt Cho Răng Sau Khi Điều Trị Tuỷ

Rate this post

Comments are closed.

Chat Facebook
Chat Zalo