Sâu răng hàm ở trẻ em nói riêng và sâu răng nói chung, dù ở ở độ tuổi nào cũng gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và quá trình ăn nhai hàng ngày. Sâu răng hàm ở trẻ em còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này.

1. Nguyên Nhân Gây Sâu Răng Hàm Ở Trẻ?

Răng hàm là răng nhai và nghiền nát thức ăn nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên răng hàm lại là răng dễ bị sâu nhất do nằm trong cùng, thức ăn dễ đọng lại mà khó vệ sinh. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh hình thành và phát triển.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ, trong đó 2 nguyên nhân phổ biến nhất là trẻ ăn nhiều đồ ngọt và chế độ vệ sinh răng miệng không kỹ càng.

Đồ ngọt luôn là món ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ. Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt dẫn đến nhiều chứng bệnh, trong đó có sâu răng hàm. Các bậc phụ huynh không nên cho phép con mình ăn đồ ngọt tùy thích của trẻ; thay vào đó hãy bổ sung đường từ các loại hoa quả trong thiên nhiên. Sau khi ăn đồ ăn chứa đường thì hãy súc miệng lại với nước lọc ngay.

sau-rang-ham-tre-em
Sâu răng hàm ở trẻ do ăn nhiều đồ ngọt.

Vấn đề chăm sóc răng miệng cũng liên quan chặt chẽ đến việc sâu răng hàm ở trẻ. Trẻ nhỏ chưa ý thức tưởng tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, thường “qua loa đại khái”. Do vậy, bố mẹ cần đồng hành với bé ở những giai đoạn đầu tiên để hình thành thói quen tốt cho bé: dạy bé cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chải răng nhẹ nhàng và đúng cách, ngăn ngừa mảng bám dẫn đến sâu răng.

2. Hậu Quả Khi Răng Hàm Bị Sâu

Răng hàm được sử dụng để xé, nghiền và nhai thức ăn cho nhuyễn trước khi được đưa xuống dạ dày. Nếu răng hàm bị sâu, bé không thể ăn nhai được bình thường. Thức ăn xuống dạ dày vẫn ở dạng thô, khiến bộ phận tiêu hóa sẽ phải hoạt động vất vả hơn. Mặt khác, răng sâu sẽ khiến bé bị đau nhức, dẫn đến chán ăn và bỏ bữa, cân nặng và sức khỏe giảm sút. Cơn đau không chỉ hành hạ lúc ăn nhai mà sẽ xảy ra bất kể lúc nào.

Rất nhiều bố mẹ cho răng răng sữa bị sâu không quan trọng, vì sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Khi răng hàm sữa bị sâu nặng và phải nhổ bỏ trước khi trẻ đến tuổi thay răng (dưới 6 tuổi) thì lợi sẽ bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn sẽ rất “vất vả” mới có thể mọc lên. Khả năng răng hàm mới mọc chèn lên vị trí của các răng khác, mọc lệch khỏi cung hàm rất cao. Khi này trẻ sẽ cần sự can thiệp của chỉnh nha để đưa răng về vị trí đúng trên cung hàm.

Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như viêm nha chu, hình thành các túi mủ, ổ viêm lan xuống xương ổ răng, rụng răng…

3. Điều Trị Sâu Răng Hàm Ở Trẻ Em Như Thế Nào?

Tùy thuộc vào tình trạng sâu răng của bé, Nha sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị khác nhau.

sau-rang-o-tre-em
Bố mẹ cần cho trẻ đi khám răng miệng định kỳ để phát hiện sâu răng sớm.

Nếu răng mới bị sâu nhẹ, các nha sĩ có hàn, trám răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.

Nếu răng đã bị sâu vào tủy, bé sẽ cần điều trị tủy răng trước khi trám bít lỗ sâu.

Nếu sâu răng nặng, bé có thể sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng này. Sau khi nhổ răng, bé sẽ không còn cảm thấy đau nhức, khó chịu nhưng việc này có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này.

4. Phòng Ngừa Sâu Răng Hàm Ở Trẻ Em Như Thế Nào?

Chi phí để điều trị sâu răng, để giải quyết các hệ lụy do sâu răng gây ra ngày càng lớn dần nếu bố mẹ không tiến hành điều trị cho bé sớm.

Do vậy, biện pháp an toàn và tiết kiệm nhất là phòng ngừa không để tình trạng sâu răng xảy ra.

Về vấn đề ăn ngọt. Chúng ta cần chọn thời điểm cho con ăn ngọt thích hợp, không nên cấm tuyệt đối. Cần rèn luyện thói quen đánh răng đúng cách cho trẻ và súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Dưới đây là cách chải răng đúng cách bố mẹ nên hướng dẫn cho bé:

  • Đặt bàn chải nghiêng 45 độ, chải hướng từ trên xuống dưới hoặc theo chiều vòng tròn nhẹ nhàng, lần lượt mặt ngoài và mặt trong của răng. Chải 6-8 lần phần kẽ răng và các khe nướu.
  • Tưa phần lưỡi của trẻ bằng bàn chải lông mềm hoặc khăn mặt có bề mặt mềm mịn, giúp giảm thiểu các vi khuẩn trong khoang miệng.

Lưu ý: Bàn chải dùng để chải răng cho trẻ phải là loại bàn chải lông mềm, tránh tác động mạnh vào vùng răng và nướu vốn nhạy cảm của trẻ.

sau-rang-ham-tre-em
Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám nha sĩ 3-6 tháng/ lần để Nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát cho bé, phát hiện bệnh lý kịp thời nếu có.

Navii Dental Care là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh về răng miệng cho trẻ nhỏ được các bệnh phụ huynh tin tưởng.

Phụ huynh có thể trực tiếp đưa trẻ đến phòng khám để được thăm khám hoặc liên hệ hotline 024.3747.8292 để được hỗ trợ.

⏭️ Xem thêm:

3 Điều Cần Biết Về Sâu Răng Ở Trẻ Em

Sâu Răng Nên Ăn Gì Và Nói Không Với Thực Phẩm Gì Để Tốt Cho Răng

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo