Răng khôn là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người vì dù mọc thẳng hay mọc lệch thì nó đều gây ra những cảm giác không hề dễ chịu. Những triệu chứng mọc răng khôn cụ thể ra sao không phải ai cũng biết và thậm chí có thể nhầm với những triệu chứng bệnh lý răng miệng khác, từ đó dẫn đến xử lý sai cách. 

1/ Răng khôn là gì?

Những triệu chứng mọc răng khôn thường xuất hiện sau năm 17 tuổi vì đây là thời điểm mà răng khôn bắt đầu mọc (chậm hơn những răng còn lại từ 5 – 10 năm). Vì mọc rất muộn, khi xương hàm đã cứng lại và khoảng trống trên khuôn hàm đã không còn nên hướng mọc răng khôn thường không bình thường và dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.

trieu-chung-moc-rang-khon-1
Răng khôn thường mọc rất muộn trên khuôn hàm

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 thuộc nhóm răng hàm lớn trên khuôn hàm. Theo lý thuyết thì một hàm răng đầy đủ sẽ gồm 32 chiếc răng (bao gồm cả răng khôn), tuy nhiên không phải trường hợp nào răng khôn cũng mọc đủ. Có trường hợp chỉ mọc 1 – 2 chiếc răng khôn và có trường hợp không mọc chiếc răng khôn nào.

Trên thực tế, không cần đến 4 chiếc răng khôn thì 28 chiếc răng còn lại trên khuôn hàm của bạn đã làm rất tốt chức năng của mình. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học thường xếp răng khôn vào nhóm các bộ phận vô dụng trên cơ thể cùng với ruột thừa, xương cụt, amidan hay các hạch vòm họng.

2/ Triệu chứng mọc răng khôn cần biết

Để phân biệt với những bệnh lý răng miệng thường gặp, bạn cần nắm rõ những triệu chứng mọc răng khôn dưới đây:

1️⃣ Nướu ở một trong 4 góc hàm bị sưng lên, sờ tay lên bề mặt vùng sưng thấy đau và gợn tay do chiếc răng đang đẩy nướu để mọc lên trên. Nhiều trường hợp răng có thể đẩy nướu mọc lên thành công nhưng cũng có trường hợp lực mọc răng khôn yếu và nướu quá dày khiến chiếc răng bị kẹt lại, gây ra tình trạng viêm lợi trùm.

trieu-chung-moc-rang-khon-2
Lợi trùm là tình trạng răng khôn mọc kẹt lại bên trong 

2️⃣ Cảm giác đau nhức ở vùng góc hàm rất rõ rệt và tùy vào từng trường hợp mọc răng khôn cũng như ngưỡng chịu đau của từng người mà cường độ cơn đau sẽ khác nhau, tuy nhiên chúng đều sẽ không mấy dễ chịu.

3️⃣ Một chiếc răng khôn sẽ không mọc cùng một lúc mà lại chia thành nhiều đợt nên tình trạng sưng lợi hay đau nhức cũng sẽ xuất hiện theo từng đợt mọc răng khôn, mỗi đợt diễn ra khoảng 5 – 7 ngày và cách nhau từ một đến vài tháng. Nếu răng khôn mọc thẳng, cường độ cơn đau sẽ giảm dần theo từng đợt mọc, tuy nhiên nếu mọc lệch lạc bất thường thì bạn sẽ thấy cảm giác đau nhức dữ dội tăng lên từng ngày.

trieu-chung-moc-rang-khon-3
Đau nhức là cảm giác không thể tránh được khi răng khôn xuất hiện

4️⃣ Xuất hiện mùi hôi miệng hoặc có cảm giác đắng trong miệng khiến cho bạn mất cảm giác với việc ăn nhai. Đây là lý do vì sao nói mọc răng khôn có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe và khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi.

5️⃣ Hàm bị co cứng khiến cử động miệng của bạn khá khó khăn cả trong ăn nhai và giao tiếp. Trong trường hợp sưng to, bạn thậm chí còn không thể há miệng dù là nhỏ nhất.

6️⃣ Sốt là một trong những triệu chứng không thường gặp khi mọc răng khôn, tuy nhiên cũng không thể loại trừ khả năng này. Sốt thường do tình trạng viêm nhiễm xung quanh nướu vùng mọc răng khôn gây ra hoặc do viêm lợi trùm.

trieu-chung-moc-rang-khon-4
Sốt là một trong những triệu chứng không thường gặp khi mọc răng khôn

Những triệu chứng này có hoặc không xuất hiện đồng thời và nếu khó xác định được đó có chính xác là biểu hiện của răng khôn không, bạn nên trực tiếp đến nha khoa để được thăm khám cụ thể và nghe tư vấn của bác sĩ.

3/ Mọc răng khôn cần làm gì?

Khi xác định những triệu chứng mọc răng khôn, bạn cũng cần tiếp tục xác định hướng mọc cụ thể của chiếc răng này để có thể đưa ra quyết định giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn. Hướng mọc của răng không thể nhìn bằng mắt thường qua gương mà cần thực hiện chụp X quang để xác định, bạn nên đến nha khoa để biết rõ hơn về chiếc răng khôn của mình.

Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng: Bạn thật sự may mắn khi có chiếc răng khôn mọc thẳng, hướng mọc thuận lợi, không gây ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào trong khoang miệng – trong trường hợp này bạn có thể giữ lại răng khôn. Chúng tuy không giữ chức năng gì quan trọng nhưng vẫn có thể “lợi dụng” chúng để phối hợp với những chiếc răng khác, giúp quá trình ăn nhai hiệu quả hơn.

trieu-chung-moc-rang-khon-5
Trường hợp răng khôn mọc thẳng qua phim X quang 

Vì mọc tận sâu bên trong góc hàm, bề mặt răng gồ ghề nên chúng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sâu bệnh hơn những chiếc răng khác. Nếu giữ lại răng khôn bạn nên chú ý nhiều hơn đến việc vệ sinh chúng hàng ngày để không biến chúng thành “ổ chứa vi khuẩn” bất đắc dĩ trong khoang miệng.

Trong trường hợp răng khôn mọc bất thường: Đây là trường hợp phổ biến vì khuôn hàm thường không đủ chỗ cho răng khôn nên chúng sẽ tìm đủ mọi cách để chối lên trên bề mặt nướu. Răng khôn có thể mọc lệch sang bên đâm vào thân răng số 7, mọc lệch vào trong đâm vào mô mềm má trong, hay mọc ngầm bên dưới phá hủy xương hàm và hệ thống chân răng số 7…

Tất cả những trường hợp răng khôn mọc bất thường không chỉ gây đau nhức nghiêm trọng mà còn gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm, chúng cần phải được thực hiện nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

trieu-chung-moc-rang-khon-6
Trường hợp răng khôn mọc lệch qua phim X quang

>> Xem thêm: Nhổ răng khôn có đau không? 

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ những triệu chứng mọc răng khôn bất thường trong khoang miệng, tốt hơn hết bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra cụ thể. Các bác sĩ có chuyên môn cùng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại sẽ giúp bạn đưa ra phương án phù hợp nhất cho tình trạng răng miệng của bản thân.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo