Mọc răng hàm là một trong những giai đoạn gây khó chịu nhất cho trẻ và cần nhiều sự đồng hành của cha mẹ để vượt qua. Vậy trẻ mọc răng hàm ở thời điểm điểm nào, những dấu hiệu nhận biết là gì và cha mẹ cần làm gì để có thể chăm sóc tốt nhất cho trẻ? 

1/ Trẻ mọc răng hàm khi nào?

Mốc mọc răng là khác nhau ở mỗi trẻ, tuy nhiên chúng thường không chênh lệch và thay đổi quá nhiều về trình tự mọc răng. Những chiếc răng sữa đầu tiên (thường là 2 răng cửa hàm dưới) sẽ xuất hiện khi trẻ được 6 tháng. Những chiếc răng tiếp sau đó sẽ mọc lên lần lượt theo thời gian và kết thúc quá trình vào lúc trẻ được khoảng 3 tuổi (có trường hợp sớm hơn hoặc muộn hơn).

tre-moc-rang-ham-1
Trẻ mọc răng hàm đầu tiên vào khoảng 13 – 19 tháng

Trẻ mọc răng hàm sẽ thường xen kẽ với răng nanh, thường sẽ xuất hiện lúc trẻ được 13 tháng tuổi. Toàn bộ quá trình mọc răng như sau:

  • 6-10 tháng: Mọc 2 chiếc răng cửa dưới
  • 8-12 tháng: Mọc 2 chiếc răng cửa trên
  • 9- 13 tháng: Mọc tiếp 2 chiếc răng cửa phía trên
  • 10-16 tháng: Mọc 2 chiếc răng cửa dưới
  • 13-19 tháng: Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện, để trống vị trí mọc răng nanh hàm trên
  • 14-18 tháng: Bé mọc thêm 2 răng hàm dưới, để trống vị trí mọc răng nanh hàm dưới
  • 16-22 tháng: Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống
  • 17-23 tháng: Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện tiếp theo
  • 23-31 tháng: Hai răng hàm phía dưới cuối cùng được mọc
  • 25-33 tháng: Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc

Bạn có thể theo dõi quá trình mọc răng của bé qua hình minh họa bên dưới:

tre-moc-rang-ham-2
Quá trình mọc răng sữa của trẻ

2/ Dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng hàm

Trẻ mọc răng hàm nói riêng và những răng khác trên khuôn hàm nói chung đều có những dấu hiệu đặc biệt và dễ nhận thấy. Ngoài nhận biết thông qua thời gian mọc răng, bạn có thể quan sát bé qua những đặc điểm sau:

♦ Bé quấy khóc và cáu gắt nhiều hơn bình thường, đây là phản ứng hoàn toàn bình thường với cơn đau khi những chiếc răng trồi lên khỏi nướu

♦ Có thể quan sát bằng mắt thường sự xuất hiện của những chồi răng nhỏ. Ban đầu chúng là những vết sưng nhỏ trên nướu, bạn có thể cảm nhận chúng bằng cách lướt nhẹ ngón tay trên nướu răng bé, sau đó chúng sẽ dần trồi lên với hình dạng những đốm trắng nhỏ xíu.

♦ Trẻ chảy dãi rất nhiều, phần cằm dưới luôn trong tình trạng ẩm ướt và cũng vô hình chung khiến bé chịu thêm khó chịu cùng với những cơn đau.

♦ Ngoài gặm tay, trẻ có thể cầm tất cả các đồ vật xung quanh để gặm vì việc mọc răng hàm gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

♦ Trẻ bỏ bú hoặc bỏ ăn dặm là điều bình thường, thậm chí có những bé còn thức đêm và toàn bộ thời gian biểu quen thuộc của bé bị xáo trộn

♦ Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất, đặc biệt là trong trường hợp trẻ mọc răng hàm vì kích thước răng to hơn những răng khác trên khuôn hàm.

tre-moc-rang-ham-3
Dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ

LƯU Ý: Cha mẹ cần phân biệt giữa sốt do mọc răng với sốt bệnh lý để có thể xử lý đúng cách. Sốt mọc răng thường chỉ dao động từ trên 37 độ đển 38,5 độ (một số trường hợp sưng nướu nghiêm trọng hoặc mọc nhiều răng hàm cùng lúc sẽ khiến trẻ bị sốt cao hơn). Bên cạnh đó, sốt mọc răng sẽ không kèm theo những triệu chứng như ho, sổ mũi, tiêu chảy…

3/ Những lưu ý về việc chăm sóc trẻ trong thời điểm mọc răng hàm

Trẻ mọc răng hàm sẽ giúp bé hoàn thiện bộ nhai và thuận lợi hơn cho quá trình ăn nhai trong suốt những năm tháng đầu đời của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý về cách chăm sóc để giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

♦ Những cơn đau và khó chịu của bé sẽ được xoa dịu bằng cử chỉ ôm ấp của mẹ, ngoài ra, đừng quên mát xa nhẹ nhàng cho nướu răng bé bằng gạc mềm mỗi khi bé cáu gắt hay quấy khóc.

♦ Không dùng các loại cồn, gel, mật ong hay bất cứ loại thuốc nào để chà vào nướu của trẻ, tốt nhất bạn chỉ nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho bé.

♦ Luôn chuẩn bị khăn sạch và khô để lau dãi cho bé, tránh để tình trạng dãi chảy nhiều làm nhớp nháp vùng cằm bé, khiến bé càng thêm khó chịu và thậm chí phát ban vùng cằm.

♦ Để những đồ chơi bằng chất liệu và hình dạng an toàn, đã rửa sạch bằng nước đun sôi quanh bé để bé có thể thoải mái gặm mút, làm giảm bớt sự ngứa ngáy trong nướu.

tre-moc-rang-ham-4
Cho bé ngặm đồ chơi an toàn để làm giảm khó chịu trên nền nướu

♦ Ở thời điểm mọc răng, bé đã có thể làm quen với việc ăn dặm và bạn có thể thay đổi thực đơn phong phú cho bé để bé hào hứng hơn với những bữa ăn, quên đi những khó chịu trong khuôn hàm.

♦ Một số thực phẩm mềm ướp lạnh cũng có thể cho bé gặm để hơi lạnh làm giảm đau và giảm ngứa nướu cho bé

♦ Nếu bé sốt mọc răng, bạn thực hiện lau người cho bé bằng nước đun sôi để ấm (không quá nóng hoặc quá lạnh) để giúp cơ thể trẻ thoát nhiệt. Đừng quên mặc quần áo thoáng mát cho trẻ để giúp giảm sốt nhanh hơn.

Trong trường hợp dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ, bạn cũng phải cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Chăm sóc đúng cách trong thời điểm trẻ mọc răng hàm không chỉ giúp trẻ có hàm răng sữa khỏe mạnh hỗ trợ ăn nhai tốt nhất mà còn ảnh hưởng tích cực đến quá trình thay răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo