“Niềm đam mê bất tận” với đồ ngọt của các bé chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tỉ lệ sâu răng ở trẻ em ngày một tăng cao. Cùng với đó, câu hỏi có nên trám răng sữa cho bé khi bị sâu răng hay không lại trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của các bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn nhất về vấn đề này. 

1/ Tại sao cần trám răng sữa cho bé khi bé bị sâu răng?

Việc có nên trám răng sữa cho bé hay không đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có 2 luồng ý kiến: Luồng ý kiến 1 cho rằng không cần trám răng sữa khi chúng bị sâu vì đằng nào khi đến tuổi bé cũng thay răng mới. Tuy nhiên luồng ý kiến 2 lại khẳng định việc trám răng sâu là cần thiết và nên thực hiện cho bé càng sớm càng tốt.

tram-rang-sua-cho-be-1
Trám răng sữa cho bé – Nên hay không nên?

Về vấn đề này, ThS. BS Lê Thị Thái Hòa – bác sĩ chuyên môn tại Nha khoa Navii cho rằng: “Trám răng sâu cho bé là một việc nên làm và cần làm, kể cả bạn biết chắc rằng chúng sẽ thay răng mới khi đến tuổi trưởng thành“. Khẳng định này của bác sĩ xuất phát từ 2 lý do chính:

+  Răng sữa có chức năng ăn nhai quan trọng 

Giống như những chiếc răng trên khuôn hàm của người đã trưởng thành thì răng sữa cũng có chức năng riêng của nó. Nhóm răng cửa giúp bé cắn đồ ăn, răng nanh để xé đồ ăn và răng hàm để nhai, nghiền nát đồ ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Khi sâu răng nặng, chiếc răng của bé chắc chắn sẽ bị phá hủy hoàn toàn và lúc này, mất răng ở bất cứ vị trí nào cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn nhai của bé.

Trong một số trường hợp, răng sâu gây đau nhức, dẫn đến chán ăn uống ở trẻ nhỏ. Khi chiếc răng đó rụng đi, việc xử lý thức ăn không được triệt để sẽ khiến dạ dày và hệ tiêu hóa của bé gặp những rắc rối nghiêm trọng.

+ Sâu răng là tình trạng có lây lan

Nếu bạn nghĩ đơn giản rằng sâu răng chỉ gây rụng chiếc răng tại vị trí đó thì hoàn toàn sai lầm. Sâu răng có chiều hướng lan ra những răng khác, đặc biệt là với những bé tiếp tục “làm bạn” cùng đồ ngọt quá nhiều. Sự thật là một hàm răng sữa bị sâu phá hủy hoàn toàn chỉ sau khoảng 3 – 5 tháng khi bạn phát hiện ra một vết sâu nhỏ nhưng không khắc phục cho bé!

tram-rang-sua-cho-be-2
Hàm răng sữa sâu toàn bộ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai của bé

2/ Quy trình trám răng sữa cho bé tại Nha khoa Navii

Hãy đặc biệt chú ý đến những chiếc răng bé xíu của bé, chỉ cần thấy một chút khác lạ như xuất hiện những đốm tròn trắng đục, có vệt đen, có mùi hôi miệng bất thường hoặc bé thường xuyên kêu đau răng thì hãy chuẩn bị ngay một buổi hẹn với nha sĩ. Khi sâu răng mới chớm hình thành, bác sĩ chỉ cần bôi một lớp fluoride lên vùng răng cần điều trị để che phủ các lỗ sâu nhỏ và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho răng là có thể ngăn chặn được sâu răng phát triển.

Tuy nhiên, nếu sâu răng phát triển thành những lỗ lớn và có chiều hướng đang phá hủy thân răng bé thì lúc này, bác sĩ sẽ cần thực hiện trám răng sữa cho bé. Thao tác trám răng cụ thể như sau:

Bước 1: Vệ sinh khoang miệng cho bé

Bước 2: Làm sạch toàn bộ khoang sâu, bơm rửa lại thân răng

Bước 3: Đưa chất trám lên vùng răng sâu, tạo hình lại vết trám cho phù hợp với thân răng

Bước 5: Chiếu đèn nha khoa để hóa cứng chất trám trên răng bé

Bước 6: Vệ sinh lại răng miệng bé, hoàn thành trám răng sâu

tram-rang-sua-cho-be-3
Bác sĩ Nha khoa Navii đang thực hiện thăm khám răng cho bé trước khi trám

Toàn bộ quy trình trám diễn ra nhanh chóng và chất liệu trám răng được sử dụng cũng rất an toàn cho cơ thể bé, không gây ra bất cứ kích ứng nào. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể trám răng. Một khi sâu răng đã ăn mòn toàn bộ thân răng, bác sĩ sẽ buộc phải nhổ bỏ phần chân răng còn lại vì không thể khắc phục được nữa. Bé cũng chưa đến tuổi có thể trồng răng Implant hay thích hợp để làm cầu răng nên chắc chắn vị trí răng trống đó sẽ tồn tại cho đến khi bé thay răng vĩnh viễn.

3/ Những lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng cho bé

Sau khi trám răng sữa cho bé, sâu răng vẫn có thể quay trở lại tấn công những răng khác nếu phụ huynh không xây dựng cho bé một chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng khoa học. Một số lưu ý mà phụ huynh cần đặc biệt quan tâm:

➤ Bạn khó lòng có thể “cai nghiện” đồ ngọt hoàn toàn cho bé, tuy nhiên hãy luôn đảm bảo lượng đồ ngọt nạp vào cơ thể bé luôn là thấp nhất.

➤ Bé ăn đồ ngọt sau 20h sẽ làm tăng khả năng gây sâu răng lên đến 80% so với việc ăn trước giờ đó, vì thế bạn nên đưa ra khung giờ thích hợp để bé ăn đồ ngọt trong ngày và giới hạn về số lượng đồ ăn.

tram-rang-sua-cho-be-4
Hãy cân nhắc về thời gian ăn đồ ngọt hợp lý trong ngày của bé

➤ Việc chải răng 2 lần/ngày là thực sự cần thiết để loại bỏ những mảng bám thức ăn trong ngày, đồng thời giúp bé nhận biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.

➤ Khi bé trên 1 tuổi, hãy tập cho bé thói quen uống nước bằng vòi hút hoặc uống trực tiếp từ ly, cốc thay vì bú bình. Đồng thời, hãy nhắc bé không được ngậm nước mà cần nuốt ngay khi uống.

➤ Fluoride có tác dụng bảo vệ răng bé khỏi sự tấn công của vi khuẩn, bạn có thể hỏi bác sĩ về những sản phẩm có chứa Fluoride phù hợp với răng của bé.

➤ Hãy tập cho bé thói quen khám răng tại nha khoa 3 – 6 tháng/lần để bé làm quen với việc chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp, đồng thời làm giảm bớt tâm lý lo sợ cho bé khi buộc phải điều trị bệnh lý liên quan đến răng miệng tại nha khoa.

tram-rang-sua-cho-be-5
Tạo cho bé cảm giác thoải mái khi đến điều trị tại nha khoa

Việc trám răng sữa cho bé là cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu nhận thấy răng bé có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa bé đến nha khoa ngay hoặc đặt lịch khám trước với các bác sĩ thông qua hotline 024.3747.8292 – các tư vấn viên sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất!

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo