Tiêu xương ổ răng được biết đến là một trong những hậu quả lớn nhất của việc mất răng mà không trồng lại. Tình trạng này diễn ra âm thầm, ít biểu hiện ra bên ngoài nhưng “sức công phá” của nó thì cực lớn, gây ra nhiều ảnh hưởng đến khuôn hàm, cấu trúc mặt và cả sức khỏe của người bệnh. Vậy cơ chế tiêu xương cụ thể ra sao, nguy hiểm như thế nào và làm sao để khắc phục hiệu quả.

1/ Cơ chế của tình trạng tiêu xương ổ răng

Xương ổ răng là một tổ chức muối khoáng sinh học khá mềm, ngay bên dưới chân răng và giúp răng đứng chắc chắn trên khuôn hàm. Tiêu xương ổ răng là sự suy giảm về các yếu tố bao gồm mật độ, chiều cao và thể tích của phần xương đó. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là việc mất răng quá lâu nhưng không thực hiện trồng lại.

tieu-xuong-o-rang-1
Tiêu xương ổ răng sẽ xảy ra sau khoảng 3 tháng mất răng

Theo các chuyên gia nha khoa, sau khoảng 3 tháng mất răng thì hiện tượng tiêu xương ổ răng sẽ bắt đầu diễn ra. Bởi lẽ, lực nhai của răng tạo kích thích lên xương hàm và duy trì tế bào xương luôn ổn định. Khi bạn mất răng đồng nghĩa với mất lực nhai tại vị trí đó và lúc này tiêu xương răng là điều chắc chắn xảy ra.

Tốc độ tiêu xương răng khá nhanh và có sự khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên có một điểm chung là bạn sẽ không cảm nhận được bởi lẽ chúng không có bất cứ biểu hiện đau nhức hay khó chịu nào, chỉ đến khi thấy những biến chứng rõ rệt trên khuôn mặt thì bạn mới biết được vùng xương hàm của mình đã biến mất từ lúc nào.

Những dạng tiêu xương thường gặp nhất gồm:

+ Tiêu xương theo chiều ngang

+ Tiêu xương theo chiều dọc

+ Tiêu xương gần xoang

+ Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt

tieu-xuong-o-rang-2
Cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu xương răng

Ngoài nguyên nhân mất răng thì cao răng cũng là một tác nhân dẫn tới tiêu xương. Nếu cao răng của bạn quá nhiều, quá dày và ăn sâu xuống nướu khiến vùng mô mềm này bị tổn thương, vi khuẩn sẽ theo đó tấn công vào hệ thống dây chằng nha chu và xương ổ răng khiến chúng bị tiêu biến và tổn thương nghiêm trọng.

2/ Hậu quả khôn lường từ tiêu xương răng

Tiêu xương ổ răng gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn bộ khoang miệng, thẩm mỹ khuôn mặt và sức khỏe của khổ chủ. Chỉ sau khoảng 1 năm thờ ơ với việc mất răng, tiêu xương răng sẽ có những biểu hiện rõ rệt và bắt đầu đem đến cho bạn cả tá rắc rối.

+ Khuôn hàm xô lệch

Khuôn hàm của bạn là một thể thống nhất, gồm những chiếc răng liên kết và “nương tựa” vào nhau cũng tồn tại. Chỉ cần một chiếc răng bị mất đi, xương bị tiêu biến và tụt xuống bên dưới thì chắc chắn những chiếc răng còn lại cũng khó có thể giữ nguyên được vị trí đứng của mình.

tieu-xuong-o-rang-3
Những chiếc răng còn lại có xu hướng đổ về vị trí răng mất 

Bác sĩ thường gọi đây là hiện tượng di răng, tức là việc các răng còn lại bị quán tính kéo đổ dồn vào vị trí chiếc răng đã mất tạo nên một hàm răng lộn xộn và lệch lạc.

+ Tụt nướu răng kế cận 

Phần xương răng tiêu biến đi cũng kéo tụt phần lợi xuống bên dưới. Không chỉ phần lợi ở vị trí mất răng mà ở những răng lân cận cũng bị ảnh hưởng, bạn có thể dễ dàng quan sát thấy hiện tượng tụt lợi chân răng khi soi gương.

+ Ăn nhai khó khăn 

Mỗi một chiếc răng trên khuôn hàm đều giữ một vai trò ăn nhai nhất định. Chúng kết hợp với nhau tạo thành quy trình ăn nhai khoa học: răng cửa giúp cắn đồ ăn, răng nanh xé nhỏ răng hàm nghiền nát chúng trước khi đưa xuống dạ dày.

Nếu bất cứ vị trí răng nào bị mất đi, xương ổ răng không còn thì lực nhai cũng sẽ không còn đảm bảo, bạn khó có thể ăn nhai một cách bình thường với những thực phẩm quen thuộc ở bên phía hàm bị mất răng và tiêu xương.

+ Khuôn mặt lão hóa

tieu-xuong-o-rang-4
Khuôn mặt lão hóa với làn da chảy xệ và phần má hóp lại

Tiêu xương ổ răng sẽ làm cho nướu răng bị thu nhỏ lại, má bị hóp vào trong và phần da bên ngoài bị chảy xệ, nhăn nheo. Đây chính là lý do khiến cho khuôn mặt bạn nhìn già hơn đến khoảng 5 tuổi so với tuổi thật.

Ngoài ra, sự hài hòa về các bộ phận trên khuôn mặt như má, mũi, cằm cũng bị ảnh hưởng. Ở những bệnh nhân bị tiêu xương toàn hàm, khuôn mặt cũng sẽ có sự biến đổi hoàn toàn theo hướng tiêu cực.

+ Bệnh lý cơ thể 

Một khi việc ăn nhai không được đảm bảo, thức ăn không được xử lý đúng cách khi xuống dạ dày sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe. Lúc này, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày hoặc đường tiêu hóa.

Có thể thấy, việc mất răng nhưng chủ quan không trồng lại dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Sớm muộn gì bạn cũng phải đi trồng lại chiếc răng này, nhưng nếu thực hiện trồng răng khi đã bị tiêu xương răng thì sẽ tốn thêm rất nhiều thời gian và chi phí.

3/ Cần làm gì với tình trạng tiêu xương răng?

Ghép xương răng là phương pháp duy nhất khắc phục được tình trạng tiêu xương ổ răng. Đây là việc dùng xương ở những vùng khác trên cơ thể hoặc xương nhân tạo để ghép vào vị trí xương đã bị tiêu biến nhằm làm tăng cả về chiều rộng và chiều sâu của xương hàm.

tieu-xuong-o-rang-5
Ghép xương răng được chỉ định trong các trường hợp tiêu xương răng

Ghép xương răng là “bước đệm” không thể thiếu cho những trường hợp mất răng lâu năm đã có hiện tượng tiêu xương và muốn trồng lại răng bằng phương pháp Cấy ghép Implant. Trong trường hợp bị tiêu xương răng ở hàm trên, bác sĩ sẽ cần thực hiện song song ghép xương và nâng xoang để bệnh nhân có đủ điều kiện trồng răng.

Tại Nha khoa Navii, ghép xương răng được thực hiện theo một quy trình chuẩn trong phòng mổ vô trùng với 100% dụng cụ được vô khuẩn hoàn toàn. Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được chụp phim Xquang để kiểm tra, xác định chính xác về tình trạng xương hàm của mình.

Qua phần mềm chuyên dụng, bác sĩ sẽ phân tích mật độ xương thiếu hụt và xác định số lượng xương cần ghép một cách chính xác. Bạn không cần quá lo lắng về việc đau nhức khi thực hiện vì trước đó, bác sĩ đã thực hiện tiêm tê tại chỗ và ước lượng thời gian đủ để hoàn thành ca ghép xương.

Để ghép được xương vào bên trong, bác sĩ sẽ rạch một đường ở vùng xương răng bị tiêu biến và đưa xương vào vị trí này. Kết quả sau khi ghép sẽ được kiểm tra ngay bằng máy chụp cắt lớp 3D, bệnh nhân cũng hoàn toàn có thể quan sát toàn bộ quá trình thực hiện của mình qua hệ thống máy tính.

Quy trình ghép xương răng tại Navii được thực hiện trong môi trường vô trùng tuyệt đối

Bạn có thể chỉ mất khoảng 20 – 30 phút thực hiện ghép xương nhưng sẽ mất thêm khoảng 7 – 9 tháng (có trường hợp lên đến 12 tháng) để chờ xương ổn định và tích hợp với với xương thật của bạn, sau đó mới có thể thực hiện trồng răng implant. Trong suốt thời gian này, việc chăm sóc, theo dõi và thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nha khoa là đặc biệt quan trọng.

>> Xem thêm: Chi phí ghép xương răng giá bao nhiêu?

Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của tiêu xương ổ răng và tầm quan trọng của việc trồng răng implant đúng thời điểm. Mọi thắc mắc về dịch vụ nha khoa cũng như yêu cầu đặt lịch hẹn tại phòng khám, bạn có thể liên hệ theo hotline 024.3747.8292 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo