Không phải ai cũng may mắn được sở hữu một hàm ẳng trắng bóng, thẳng đều tăm tắp. Có rất nhiều người không may mắn lại có một hàm răng xấu như hô. vẩu, răng mọc chen chúc, lệch lạc, răng thưa…Chính vì vậy, niềng răng là giải pháp tối ưu để bạn lấy lại hàm răng đẹp, chuẩn khớp cắn. Thế nhưng khi nào thì nên niềng răng, và niềng răng nên hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Chúng ta cùng nhau đi tìm lời lý giải cho việc niềng răng nên hay không qua bài viết ngắn này nhé:
- Các trường hợp nên niềng răng.
- Những lợi ích niềng răng mang lại.
- Những trường hợp không nên niềng răng.
1.Các Trường Hợp Nên Niềng Răng.
1.1.Niềng Răng Thưa
Nếu bạn bị răng thưa, thường thường làm hở khe giữa răng cửa rất mất thẩm mỹ, những nguyên nhân dẫn đến bị răng thưa thường là do răng quá nhỏ so với cấu trúc hàm mặt, hoặc do bị mất răng…
Có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng này như trám răng hay bọc răng sứ. Tuy nhiên, bạn lại không muôn bị mài răng, không mong muốn có bất kỳ sự xâm lấn nào đến cấu trúc răng nhưng vẫn đạt được kết quả tốt nhất.
Và niềng răng là giải pháp tốt nhất lúc này cho bạn, bởi các dây cung và mắc cài sẽ tác động trực tiếp đến răng giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn.
1.2.Răng Khểnh
Trong trường hợp này, dấu hiệu để nhận biết bạn nên tiến hành niềng răng đó chính là, các khớp cắn bị sai, răng mọc chìa ra ngoài khỏi cung hàm, răng mọc trồi lên hoặc thụt vào.
Nguyên nhân chính vẫn là cung hàm quá nhỏ không tạo được khoảng trống cho các răng, khiến cho răng mọc chen chúc không đúng vị trí, răng này trồng lên răng kia. Thậm chí có trường hợp không tiến hành niềng răng được bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn mổ.
1.3.Răng Hô, Vẩu
Khi răng bị hô, vẩu chìa ra phía trước, không thể khép môi lại, trong trường hợp này thường gặp hô hàm trên và hô hàm dưới, khiến cho bệnh nhân gặp các vấn đề về ăn nhai do bị sai lệch về khớp cắn, và không phải ai cũng nhận ra điều này.
Khi này, niềng răng hô hàm là phương pháp hoàn hảo nhất đem lại hiệu quả cũng như sự ổn định lâu dài, sau khi quá trình điều trị niềng răng kết thúc bạn sẽ được sở hữu một hàm răng trắng bóng, đều đẹp đúng vị trí bạn muốn.
2.Những Lợi Ích Mà Niềng Răng Mang Lại.
Niềng răng có thể giúp bạn khắc phục được tất cả những vấn đề có thể gặp như trên, đồng thời niềng răng còn mang lại cho bạn một số lợi ích sau:
- Chỉnh hình hàm răng đều đặn, thẩm mỹ, mang lại sự hài hòa cân đối cho khuôn mặt.
- Niềng răng sẽ điều chỉnh tương quan giữa các răng trên cùng một hàm, cũng như giữa hai hàm trên và dưới. Từ đó, phân bổ được lực nhai được đều đặn hơn.
- Khi khớp cắn đã được phân bổ một cách đều dặn, lực nhai sẽ không làm ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm về lâu dài.
- Giảm thiểu tình trạng thức ăn bị nhét vào các kẽ răng, việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn, triệt để hơn. Chính vì vậy, hạn chế tối đa được các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, cao răng…
Những lợi ích này không chỉ mang lại cho bạn một hàm răng đều đẹp, mà nó còn góp phần duy trì sự phát triển, tồn tại một cách khỏe mạnh, lâu dài của hàm răng. Vì vậy, có lẽ bạn cũng đã đưa ra được câu trả lời cho niềng răng nên hay không rồi chứ.
3.Những Trường Hợp Không Nên Niềng Răng.
Bên cạnh đó, trong một số tình huống bạn tuyệt đối không nên niềng răng.
- Viêm nha chu quá nặng.
- Răng giả, răng sứ.
- Mắc các bệnh lý toàn thân như: động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, bệnh tiểu đường, các bệnh ác tính như ung thư máu….
Ngoài ra, khi bạn có ý định thực hiện niềng răng bạn nên tìm hiểu kỹ về điều kiện cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm ca niềng răng thành công của nha sĩ nơi bạn có ý định thực hiện niềng răng.
Bởi niềng răng nên hay không, có thành công được hay không, những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả niềng răng của bạn. Sau khi niềng răng bạn cũng cần phải chăm sóc răng miệng đúng cách.
>>> Tham khảo thêm: Niềng răng có tác dụng gì?