Niềng răng gây hôi miệng không phải là vấn đề của riêng ai! Tình trạng này phổ biến nhất ở giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, khi mà bạn còn khá lúng túng với sự xuất hiện của rất nhiều dụng cụ trong khoang miệng và việc vệ sinh chưa bao giờ là dễ dàng. Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng này và vẫn hoang mang chưa biết làm gì, hãy đọc ngay bài viết bên dưới đây!

1/ Nguyên nhân niềng răng gây hôi miệng

Niềng răng gây hôi miệng chủ yếu xảy ra ở trường hợp khách hàng sử dụng niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, chúng tôi xin khẳng định rằng bộ dụng cụ niềng răng bao gồm các khí cụ như mắc cài, dây cung, vít, dây thun… không phải là những vật gây mùi mà nguyên nhân gây mùi hôi miệng phát sinh trong quá trình bạn niềng răng.

nieng-rang-gay-hoi-mieng-1
Nguyên nhân nào khiến niềng răng gây hôi miệng?

Cụ thể như sau:

+ Mảng bám thức ăn thừa

Nếu bạn nghĩ khe răng là vị trí mà thức ăn lưu lại nhiều nhất thì khi đeo niềng bạn sẽ thấy chúng không là gì so với những “ngõ ngách” ở chiếc niềng răng. Đây được ví như chiếc “bẫy” thức ăn trong khoang miệng và khi bạn ăn những đồ nhiều vụn nhỏ, nhiều xơ, thịt dai… thì lượng thức ăn bám lại sẽ rất nhiều. Nếu những mảng thức ăn này không được làm sạch kịp thời thì chúng sẽ phát sinh mùi rất khó chịu chỉ trong một thời gian ngắn.

+ Vệ sinh răng miệng không khoa học

Chắn chắn việc vệ sinh răng miệng khi mới mang niềng răng sẽ “khủng bố tinh thần” bạn trong ít nhất khoảng vài tuần đầu tiên và đây thường là nguyên nhân niềng răng gây hôi miệng thường gặp nhất. Vệ sinh răng miệng lúc này yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn trọng và chắc chắn cần đầu tư nhiều thời gian hơn bình thường. Chỉ cần bỏ sót một vài chỗ khó vệ sinh, lưu lại mảng bám ở vị trí đó nhiều ngày thì việc phát sinh mùi hôi miệng là không thể tránh được.

+ Sâu răng khi niềng

Đây là một trong những bệnh lý dễ phát sinh nhất trong lúc niềng răng. Sự kết hợp của các yếu tố như mảng bám thức ăn, vệ sinh răng miệng không khoa học và đặc biệt là sự tiếp xúc giữa bề mặt răng với mắc cài không chất lượng sẽ khiến men răng bị vi khuẩn tấn công, gây nên sâu răng. Hôi miệng được xếp vào một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh lý này.

nieng-rang-gay-hoi-mieng-2
Sâu răng khi niềng răng có biểu hiện đầu tiên là hôi miệng

+ Bệnh lý răng miệng và cơ thể khác

Một số trường hợp hôi miệng không phát sinh từ quá trình niềng răng mà lại phát sinh từ các bệnh lý răng miệng (như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng…) hay các bệnh lý cơ thể (như tiểu đường, trào ngược dạ dày, viêm xoang…). Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh thì cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc dẫn đến hôi miệng.

2/ Cách khắc phục hôi miệng khi niềng răng

Dù là quá trình niềng răng gây hôi miệng hay từ những nguyên nhân khác thì nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và việc giao tiếp hàng ngày của bạn. Chưa kể đến việc nếu hôi miệng là dấu hiệu bệnh lý thì nguy cơ phát triển sẽ rất cao và lúc này bạn cần thực hiện tháo niềng răng để điều trị, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình niềng răng bác sĩ đã tính toán từ ban đầu.

nieng-rang-gay-hoi-mieng-3
Thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn nếu không khắc phục bệnh lý răng kịp thời

Để tự mình kiểm soát được tình trạng này, bạn cần:

+ Cân đối lại chế độ ăn uống, thực đơn trong quá trình niềng răng không cần thay đổi quá nhiều so với bình thường nhưng nên hạn chế những thực phẩm gây mùi, nhiều mảnh vụn hay có khả năng dắt vào kẽ niềng răng. Cắt nhỏ đồ ăn là cách tốt nhất để bạn có thể hạn chế được mảng bám thức ăn thừa.

+ Chuẩn bị cho mình một bộ dụng cụ chăm sóc răng miệng đầy đủ, chuyên dụng cho người niềng răng gồm bàn chải kẽ, tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng… Hãy đảm bảo rằng không có bất cứ mảng bám nào còn sót lại trong khoang miệng bạn sau khi ăn uống.

+ Nếu bạn đã nghiêm túc thực hiện việc vệ sinh răng miệng một cách khoa học nhưng mùi hôi miệng không giảm bớt mà thậm chí còn có xu hướng tăng lên thì tốt nhất nên đến nha khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng cụ thể và thực hiện điều trị bệnh (sâu răng, viêm nướu…), ngăn sự phát triển của chúng và điều chỉnh lại niềng răng cho bạn.

+ Trong trường hợp bệnh lý cơ thể, bạn cũng nên sớm đi thăm khám và điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh được điều trị thì mùi hôi miệng cũng tự động chấm dứt.

nieng-rang-gay-hoi-mieng-4
Bàn chải kẽ – Vật dụng không thể thiếu khi niềng răng

Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ theo đúng phác đồ ban đầu bác sĩ đưa ra là hoàn toàn cần thiết. Mục đích của những lần khám này không chỉ để điều chỉnh lực siết phù hợp cho mắc cài mà còn giúp bác sĩ kiểm tra tổng quan khoang miệng và kịp thời khắc phục sự cố phát sinh nếu có.

Việc nắm bắt được nguyên nhân niềng răng gây hôi miệng là rất cần thiết để bác sĩ có thể đưa ra được biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu thấy bất cứ khác lạ nào xảy ra trong quá trình niềng răng, bạn cần ngay lập tức liên hệ đến cơ sở nha khoa để nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ bác sĩ có chuyên môn, đừng cố tự tháo niềng răng hay điều chỉnh niềng răng tại nhà vì việc này sẽ gây ra những rắc rối nghiêm trọng về sau.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo