Đã bao giờ bạn quyết tâm niềng răng nhưng lại ngại vì phải đeo thêm những khí cụ lỉnh kỉnh? Bạn thắc mắc nâng khớp cắn khi niềng răng là gì và tại sao cần nâng khớp cắn? Để giúp các bạn an tâm hơn về việc niềng răng cũng như nâng khớp cắn.
Hôm nay, nha khoa Navii sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc liên quan đến vấn đề này.
1. Nâng khớp cắn để làm gì?
Nâng khớp cắn được thực hiện song song với niềng răng mắc cài. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách đặt các bệ vật liệu tổng hợp lên răng hàm hoặc mặt sau răng cửa. Mục đích của nâng khớp cắn là đặt vật thể chèn vào bề mặt tiếp xúc với khớp cắn, ngăn hai hàm cắn lại hoàn toàn.
Có nhiều lý do khác nhau để thực hiện nâng khớp cắn những mục đích chủ yếu là “giảm áp lực mà hàm dưới phải chịu bởi khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo“. Bởi áp lực này có thể gây hư hại cho gọng niềng và ảnh hưởng xấu tới men răng.
🔷 Xem thêm: Nâng Khớp Cắn Bao Lâu Thì Tháo Ra Được?
2. Lưu ý về phương pháp nâng khớp cắn
Nâng khớp cắn được hiểu đơn giản là sự hỗ trợ cho việc đeo niềng răng mắc cài. Tác dụng của nó là mở khớp hàm, thúc đẩy sự di chuyển của răng, từ đó rút ngắn thời gian chỉnh nha cho bệnh nhân.
Thông thường những người bị khớp cắn chéo, khớp cắn sâu sẽ phải thực hiện nâng khớp cắn. Trong 1 số trường hợp, bệnh nhân có thể không phải nâng khớp cắn khi thực hiện niềng răng.
Thời gian điều trị của phương pháp này thường kéo dài từ 3 – 12 tháng tùy từng trường hợp nặng hay nhẹ. Trong giai đoạn niềng răng và nâng khớp cắn, khi khớp cắn đã thay đổi theo đúng ý đồ điều trị của bác sĩ nha khoa thì sẽ tháo bỏ các bê nâng khớp.
Thời gian đầu đeo bê nâng khớp, bệnh nhân có thể sẽ bị đau mỏi hàm. Việc này là hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, việc ăn nhai, phát âm cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong 1 số trường hợp vì không khép được kín miệng nên sẽ bị viêm họng. Sau khi khớp cắn được cải thiện thì những vấn đề khác cũng sẽ được giải quyết.
Nếu bạn thuộc trường hợp phải gắn bệ nâng khớp thì việc ăn uống cũng phải chú ý. Sau khi ăn, hãy nhớ đánh răng thường xuyên và súc miệng để hạn chế vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế những đồ ăn quá cứng, quá dai, dẻo hay đồ ăn có lượng đường cao.
Đặc biệt, cần kiểm bệ khớp cắn hàng ngày để tránh trường hợp khớp cắn rơi khỏi vị trí. Nếu chẳng may khớp cắn bị tách rời bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều chỉnh lại.
🔷 Xem thêm: Sai-Khớp-Cắn: Nguy Cơ & Cách Khắc Phục Đơn Giản Nhất
3. Nâng khớp cắn ở đâu đảm bảo an toàn?
Nâng khớp cắn không phải là kỹ thuật quá phức tạp nhưng để việc nâng khớp cắn khi niềng răng đạt được hiệu quả tốt nhất, rút ngắn thời gian thì bạn phải tìm được cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm. Việc nâng khớp sẽ ảnh hưởng khá lớn đến kết quả cuối cùng trong quá trình niềng răng của bạn.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở nha khoa mọc lên nên người bệnh cũng khó khăn trong việc xác định cơ sở nào uy tín, chất lượng và giá thành dịch vụ hợp lý. Lời khuyên dành cho các bạn là nên tham khảo đánh giá của những khách hàng cũ đã từng điều trị tại cơ sở nha khoa đó. Họ là những người đã sử dụng dịch vụ nên đánh giá của họ là căn cứ chính xác nhất.
Trên đây, nha khoa Navii đã giới thiệu đến các bạn những vấn đề cơ bản liên quan đến việc nâng khớp cắn khi niềng răng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ ngay với Navii để được giải đáp tận tình, chu đáo.
Bài viết trên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn Lê Thị Thái Hòa 15 năm kinh nghiệm tại Navii Dental Care.
Bài viết liên quan:
🔷 Lệch Khớp Cắn Là Gì? Những Dạng Lệch Khớp Cắn Mà Bạn Cần Biết
🔷 Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Sai Khớp Cắn Loại 2 Đúng Chuẩn
🔷 Xem Ngay: Giải Pháp Chữa Trị Tối Ưu Dành Cho Khớp Bị Cắn Lệch