Nhổ răng sữa sót chân răng là một trong những biến chứng thường gặp khi thực hiện thao tác này tại nhà. Chân răng sữa còn sót lại gây ra ảnh hưởng không nhỏ đế sức khỏe răng miệng và tâm lý của trẻ, gây ra những rắc rối cho quá trình thay răng vĩnh viễn sau này.

1/ Tại sao nhổ răng sữa sót chân răng?

Theo quy luật chung, khi đến một thời điểm nhất định những chiếc răng sữa của bé sẽ tự lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, rất ít trường hợp tuân theo quy luật chung đó và lúc này, phụ huynh thường phải tác động ngoại lực để nhổ bỏ răng sữa, tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng hướng.

Nhổ răng sữa sót chân răng do nhiều nguyên nhân

Khi phụ huynh tự tay nhổ răng cho bé tại nhà sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không mong muốn và nhổ răng sữa sót chân răng là một trong những rủi ro thường gặp nhất. Việc này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

🔹 Nhổ răng không đúng hướng: Khi nhổ răng cho bé, nếu hướng nhổ của phụ huynh nghiêng sang trái, sang phải vào trong hay ra ngoài quá mức sẽ rất dễ làm gãy chân răng phía bên trong. Hãy đảm bảo hướng nhổ thẳng đứng để loại bỏ răng triệt để nhất.

🔹 Nhổ răng không đúng lực: Nhổ răng sữa cần phải nhổ dứt khoát, nhiều người sợ bé đau nhổ rất nhẹ khiến cho răng không đứt rời ra ngoài được mà mắc lại trong lợi. Việc này không những khiến chân răng dễ gãy mà còn khiến cho máu chảy nhiều hơn và gây tâm lý sợ hãi cho bé trong những lần nhổ tiếp theo.

🔹 Nhổ răng khi chưa lung lay mạnh: Về cơ bản thì nhổ răng sữa được thực hiện khi chiếc răng đã có dấu hiệu lung lay, phụ huynh sẽ dùng tay lung lay thêm chiếc răng đó cho chân răng lỏng lẻo thêm mới nhổ ra ngoài. Nếu bạn chưa làm lung lay mạnh chiếc răng đó mà đã nhổ thì chắc chắn bé sẽ rất đau và chân răng có thể bị giữ lại ở bên trong khuôn hàm.

Nhổ răng sữa không đúng cách khiến bé sợ hãi với lần nhổ răng tiếp theo

2/ Sót chân răng sữa sau khi nhổ có nguy hiểm không?

Nhổ răng sữa sót chân răng có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của bé cũng như việc chăm sóc, vệ sinh trong và sau khi nhổ răng của phụ huynh. Có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau:

🔹 Nếu cơ địa bé tốt + vệ sinh răng miệng khoa học: Chân răng sữa còn sót lại sẽ tự tiêu hủy cùng với quá trình mọc răng vĩnh viễn mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào.

🔹 Nếu chân răng có vấn đề và vệ sinh không đảm bảo: chân răng còn sót lại sẽ trở thành cầu nối cho vi khuẩn xâm nhập vào ổ răng và gây ra các bệnh răng miệng nguy hiểm, đặc biệt là viêm nha chu.

Viêm nhiễm ở vị trí chân răng còn sót do không vệ sinh đúng cách

Ở mức độ báo động đối với những trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém hay mắc các bệnh bẩm sinh thì việc này có thể gây các biến chứng liên quan đến nhiễm trùng máu hay suy đa cơ đặc biệt nguy hiểm. Phụ huynh hãy chú ý đặc biệt đến tình trạng của con sau nhổ răng để có biện pháp xử lý kịp thời.

3/ Cách giải quyết khi nhổ răng sữa bị sót chân răng

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cách giải quyết tình trạng nhổ răng sữa sót chân răng sẽ khác nhau. Nếu chân răng “lành tính”, không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào trong khoang miệng thì bạn chỉ cần thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt cho bé, tuyệt đối không nên cố gắng lấy chân răng đó ra ngoài.

Nhiều người thường sợ hãi, dùng các dụng cụ như nhíp, tăm hay vật nhọn để cố gắng lấy chân răng sữa ra ngoài và những động tác này vô tình “chữa lợn lành thành lợn què”, khiến vết thương nhổ răng của bé rách rộng ra, chảy máu nhiều hơn và nhiễm trùng.

Bác sĩ khuyên bạn nên bình tĩnh, giúp bé cầm máu và giữ nguyên chân răng như vậy. Sau khi máu đã cầm, bạn tuân thủ đúng nguyên tắc vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé, chuẩn bị những đồ ăn mềm, dễ nuốt và hướng dẫn bé ăn nhai ở vùng răng khỏe mạnh còn lại, tránh tác động đến vùng răng mới nhổ.

Đưa bé đến nha khoa thăm khám nếu chân răng còn sót gây biến chứng

Đối với trường hợp chân răng gây sưng đau hay bất cứ bất thường nào, bạn nên đưa bé đến nha khoa càng sớm càng tốt. Bằng chuyên môn, bác sĩ sẽ giúp tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị cụ thể. Trường hợp nhẹ có thể cho dùng thuốc điều trị sưng viêm, nếu nặng hơn có thể xem xét can thiệp tại chỗ bằng tiểu phẫu (lấy chân răng ra kết hợp làm sạch ổ viêm).

4/ Nhổ răng sữa cho bé sao cho an toàn tuyệt đối?

Không chỉ là nhổ răng sữa sót chân răng, việc tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu cha mẹ làm sai cách hay không đảm bảo vấn đề vệ sinh. Để đảm bảo an toàn, trước khi nhổ răng cho bé bạn cần cho bé súc miệng nước muối, dùng khăn bông đã sát khuẩn lau bên ngoài thân răng và tay bạn cho sạch sẽ, sau đó mới thực hiện nhổ răng.

Tốt hơn hết, bạn nên đưa bé đến nha khoa nhổ răng vì việc này tuy đơn giản nhưng cũng cần thao tác chính xác và có chuyên môn từ phía bác sĩ. Đồng thời, nhổ răng tại nha khoa sẽ đảm bảo được vấn đề an toàn nhờ các dụng cụ đã được sát khuẩn 100%.

Nhổ răng sữa tại nha khoa nhanh chóng, nhẹ nhàng và an toàn tuyệt đối

Kết hợp với việc nhổ răng sữa, bác sĩ sẽ giúp quan sát và đưa ra tư vấn về tình trạng răng hiện tại của bé, định hướng cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Một hàm răng vĩnh viễn đều đẹp, chắc khỏe dựa hoàn toàn vào việc chăm sóc răng sữa ở thời điểm thay răng, chính vì thế bạn nên đặc biệt dành sự quan tâm cho bé ở giai đoạn này.

Nhổ răng sữa sót chân răng cần được theo dõi và có biện pháp xử lý đúng đắn để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng vĩnh viễn sau này. Cho bé đi khám nha khoa định kỳ cũng là một biện pháp chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho hàm răng của bé!

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo