Nâng khớp cắn là phương pháp phẫu thuật hàm móm trong trường hợp xương hàm phát triển không đồng đều. Cụ thể là hàm dưới đưa ra nhiều so với hàm trên.
Hiện nay, ngày càng có nhiều người có nhu cầu nâng khớp cắn.
Vậy nâng khớp cắn là gì? Nâng khớp cắn được thực hiện trong những trường hợp nào?
1. Nâng khớp cắn là gì?
Khi xương hàm dưới đưa ra quá nhiều so với xương hàm trên, bác sĩ sẽ tiến hành nâng khớp cắn cho bệnh nhân.
Nâng khớp cắn là phương pháp được thực hiện cùng với việc đeo niềng răng. Nâng khớp cắn bao gồm việc đặt các bệ bằng vật liệu tổng hợp lên các răng hàm hoặc mặt sau răng cửa. Các vật thể này được chèn vào bề mặt tiếp xúc của khớp cắn với mục đích ngăn hai hàm cắn lại hoàn toàn.
Có nhiều lý do khác nhau để thực hiện nâng khớp cắn. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là để “giảm áp lực mà hàm dưới phải chịu từ khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo“. Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, áp lực này sẽ ảnh hưởng xấu tới gọng niềng và men răng
🔷 Xem thêm: Sai Khớp Cắn: Nguy Cơ Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
2. Nâng khớp cắn cần được thực hiện trong trường hợp nào?
Mục đích của khớp cắn là can thiệp vào xương, chỉnh sửa hàm cho cân đối. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện nâng khớp cắn được.
Tùy vào nguyên nhân cũng như tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trường hợp móm do răng thì niềng răng là biện pháp tối ưu hàng đầu vì nó chỉ tác động đến răng, đưa răng về đúng vị trí.
Sau đây là 2 kiểu khớp cắn cần nâng khớp cắn:
2.1. Khớp cắn sâu/hở
Khớp cắn sâu là khuyết điểm sai khớp cắn phổ biến ở người lớn, gây mất đối xứng giữa hai hàm. Dấu hiệu nhận biết cơ bản của khớp cắn sâu là tình trạng các răng cửa hàm trên bao gọn các răng cửa hàm dưới.
Khớp cắn sâu sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người niềng răng khi 2 hàm cắn lại, đồng thời ngăn cản các răng hàm dưới dịch chuyển vào vị trí tương xứng.
Nguyên nhân là vì mặt sau của răng cửa hàm trên sẽ cọ xát vào gọng niềng kim loại của hàm dưới. Việc đặt các bệ nâng khớp cắn có tác dụng giảm bớt áp lực của hàm trên để bảo vệ gọng niềng, nâng cao hiệu quả chỉnh nha.
🔷 Xem chi tiết: Khớp Cắn Sâu Và 4 Điều Cần Lưu Ý Về Khớp Cắn Sâu
2.2. Khớp cắn lệch/hô vẩu
Khớp cắn chéo cũng nằm trong phạm vi điều trị của nâng khớp cắn. Dấu hiệu thể hiện rõ rệt nhất là việc các nhóm răng hàm trên dưới bị xô lệch, không đối xứng.
Bên cạnh đó, nếu từ chóp mũi xuống khe giữa 2 răng cửa không tạo thành một đường thẳng, bị gấp khúc cũng là một biểu hiện của khớp cắn chéo.
🔷 Xem chi tiết: Lệch Khớp Cắn Là Gì? Có Những Dạng Lệch Khớp Cắn Nào?
3. Cách nâng khớp cắn thường được chỉ định
Tùy từng mức độ móm của hàm mà sẽ được chỉ định khác nhau. Trường hợp khớp cắn lệch nặng, bạn cần chỉnh nha mắc cài cùng với nâng khớp cắn:
Các bệ nâng khớp cắn là các khối vuông nhỏ được làm bằng nhựa được gắn hút chặt vào sau hàm răng.
Bệ nâng khớp cắn thường được thiết kế có màu kim loại hay màu trắng đục để thuận tiện cho việc tháo bỏ
4. Địa chỉ nâng khớp cắn an toàn, hiệu quả tại Hà Nội
Nâng khớp cắn đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật khá phức tạp. Vì vậy bác sĩ cần phải hiểu sâu rộng về cấu trúc hàm và có kinh nghiệm trong việc thực hiện kỹ thuật này.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở nha khoa mọc lên nhưng không phải cơ sở nào cũng đáp ứng đủ về tiêu chuẩn, chất lượng. Việc lựa chọn được cơ sở uy tín, chất lượng và giá dịch vụ hợp lý là điều nhiều bệnh nhân lo lắng và khó lựa chọn.
Nha khoa Navii tự hào là 1 trong những cơ sở nha khoa tốt nhất tại Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành nâng khớp cắn cùng niềng răng thành công cho hàng nghìn bệnh nhân. Các bác sĩ tại đây được đào tạo bài bản và chuyên sâu, với kinh nghiệm lâu năm trong nghề và đặc biệt luôn đặt chữ tâm lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, Navii còn sở hữu công nghệ tiên tiến, hiện đại bậc nhất được chuyển giao từ châu Âu. Bệnh nhân nâng khớp cắn đảm bảo sẽ được phẫu thuật cẩn thận, đúng quy trình để đạt được hiệu quả tối đa, có được khớp cắn hoàn hảo và phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.
Đặc biệt, chúng tôi cam kết việc thực hiện kỹ thuật chỉnh nha này sẽ không gây biến chứng, không ảnh hưởng tới răng thật. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những điều cần biết liên quan đến nâng khớp cắn: Nâng khớp cắn là gì? trường hợp nào cần nâng khớp cắn và cơ sở nâng khớp cắn uy tín. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn!
Bài viết trên được tư vấn bởi bác sĩ Lê Thị Thái Hòa, 15 năm kinh nghiệm tại Navii Dental Care!
Tham khảo thêm:
🔷 Những Điều Bạn Phải Biết Về Nâng Khớp Cắn Khi Niềng Răng
🔷 Niếng Răng Sai Khớp Cắn Nên Được Áp Dụng Trong Trường Hợp Nào?