Khi niềng răng mắc cài, người bệnh cần thực hiện nâng khớp cắn song song. Nâng khớp cắn là việc dùng các bệ bằng vật liệu tổng hợp đặt lên răng hàm hoặc mặt sau răng cửa. Mục đích của việc này nhằm ngăn hai hàm cắn lại hoàn toàn. Vậy nâng khớp cắn bao lâu thì được tháo ra?
1. Mục đích của việc nâng khớp cắn
Nâng khớp cắn có nhiều tác dụng nhưng mục đích chủ yếu của liệu pháp này là để giảm áp lực của hàm dưới do khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo. Vì đối với những trường hợp nghiêm trọng áp lực đó sẽ khiến men răng và gọng niềng hư hại.
Xem thêm: Như thế nào là Khớp-Cắn-Chuẩn? Nhận Biết Khớp-Cắn-Chuẩn
2. Nâng khớp cắn được áp dụng đối với đối tượng nào?
2.1. Khớp cắn sâu
Khuyết điểm này thường gặp ở người lớn. Dấu hiệu nhận biết là các răng ở hàm trên bao gọn răng ở hàm dưới.
Khi niềng răng, khớp cắn sâu sẽ khiến 2 hàm cắn lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Hơn thế nữa nó còn ngăn cản việc dịch chuyển của các răng hàm dưới do mặt sau răng cửa hàm trên cọ xát vào gọng niềng của hàm dưới.
2.2. Khớp cắn chéo
Dấu hiệu để nhận biết khớp cắn chéo là nhóm răng hàm trên và hàm dưới bị xô lệch, không đối xứng nhau. Hoặc nếu từ chóp mũi xuống khe giữa 2 răng cửa mà không tạo thành đường thẳng thì đó cũng là dấu hiệu của khớp cắn chéo.
Khớp cắn chéo ảnh hưởng nhiều đến việc ăn nhai và ảnh hưởng không tốt đối với mắc cài niềng răng.
3. Nâng khớp cắn bao lâu thì tháo được?
Thời gian thực hiện việc nâng khớp cắn dài ngắn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, thường thì quá trình này được thực hiện từ 3 – 12 tháng. Trong quá trình niềng, nếu khớp cắn đã thay đổi đúng thì các bệ sẽ nhanh chóng được tháo bỏ.
4. Nâng khớp cắn có ảnh hưởng đến việc ăn uống không?
Thông thường người bệnh sẽ gặp khó khăn trong ăn nhai mất 7-10 ngày đầu. Trong những ngày này, hàm sẽ có dấu hiệu đau mỏi khá thường xuyên nhưng điều đó không có gì đáng lo ngại. Khi vị trí khớp hàm được cải thiện thì việc ăn uống sẽ tự nhiên dễ chịu hơn.
5. Lời khuyên cho người điều trị nâng khớp cắn
- Người bệnh có thể dùng thuốc kháng viêm nếu cần để hỗ trợ trong việc thích nghi với các bệ nong hàm.
- Trong quá trình điều trị nên hạn chế việc dùng đồ ăn cứng, dẻo hay các đồ có lượng đường cao.
- Khi nâng khớp cắn cần giữ gìn vệ sinh răng miệng cẩn thận. Sau mỗi lần ăn nên đánh răng, súc miệng để diệt khuẩn.
- Khi đeo nâng khớp, răng cửa của 2 hàm có thể không chạm khít được vào nhau. Điều này không có gì đáng lo ngại. Người bệnh chỉ cần mất 1 thời gian ngắn là thích nghi được.
- Bệ nâng hàm cần được kiểm tra mỗi ngày để tránh việc bệ bị lệch khỏi vị trí. Nếu bệ nong bị tách rời hay có vấn đề gì, cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
🔷 Xem chi tiết: Sai Khớp Cắn – Nguy Cơ Tiềm Ẩn & Cách Khắc Phục Đơn Giản Nhất!
6. Nên nâng khớp cắn ở đâu an toàn?
Nâng khớp cắn là liệu pháp nha khoa yêu cầu cao về kỹ thuật. Do đó các bác sĩ bên cạnh chuyên môn tốt cần có kinh nghiệm, có am hiểu sâu về cấu trúc hàm cũng như định hướng được mức độ cải thiện bao nhiêu là phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.
Nha khoa Navii là 1 trong những nha khoa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, trang thiết bị…Đến với nha khoa Navii, chắc chắn bạn sẽ có được hàm răng bền đẹp như ý.
Bài viết trên được tư vấn bởi bác sĩ phụ trách chuyên môn Lê Thị Thái Hòa, 15 năm kinh nghiệm tại Navii Dental Care.