Lấy cao răng là một trong những thủ thuật đơn giản và được thực hiện phổ biến ở tất cả các phòng khám nha khoa lớn nhỏ. Về cơ bản thì lấy cao răng không nguy hiểm, không gây đau nhức hay chảy máu nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt vẫn xảy ra biến chứng. Một trong những biến chứng thường gặp chính là lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục đi kèm với một số bất thường trong khoang miệng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và nó có nguy hiểm không?

1/ Nguyên nhân lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục

Cao răng là những mảng bám được hình thành trong quá trình ăn nhai và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Kể cả cao răng nhiều hay ít, ở thân răng hay đã lan xuống dưới nướu thì bạn đều cần phải thực hiện lấy cao răng tại nha khoa bằng dụng cụ chuyên dụng. Việc này chỉ thực hiện trong khoảng 30 – 40 phút là hoàn thành, không cần gây tê và không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu nào.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục, việc này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

 + Do đặc điểm cao răng 

Trong trường hợp cao răng của bạn đã quá nhiều, lan từ thân răng xuống dưới nướu thì khi lấy cao răng bác sĩ sẽ ít nhiều tác động đến nướu và khiến cho vùng mô mềm này bị chảy máu nhẹ. Ngoài ra, mảng bám cao răng khi bám chặt vào nướu lúc lấy ra cũng khiến cho nước bị chảy máu. Cao răng lan xuống nướu càng nhiều, bám càng chặt thì mức độ tổn thương càng cao và máu chảy càng liên tục. Đối với trường hợp này bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục hợp lý và cầm máu ngay sau khi xử lý xong cao răng.

Cao răng quá nhiều, lan xuống nướu là một nguyên nhân khiến lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục

+ Do tình trạng cơ thể

Một số người có bệnh máu khó đông kết hợp với nguyên nhân về đặc điểm cao răng lan xuống nướu cũng là một trong các lý do khiến cho máu chảy kéo dài. Nếu bạn có tiền sử về bệnh máu khó đông hay các bệnh lý khác trong cơ thể, tốt hơn hết bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ dịch vụ nha khoa nào, bao gồm cả dịch vụ đơn giản như lấy cao răng.

+ Do tay nghề của bác sĩ

Đây được nhận định là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy máu khi lấy cao răng. Nếu bác sĩ thực hiện không có kinh nghiệm, sử dụng mũi lấy cao răng không thành thạo, tác động mạnh đến mô mềm hay thực hiện tách nướu quá nhiều sẽ khiến cho khách hàng đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình thực hiện và nguy hiểm hơn là chảy máu kéo dài liên tục sau khi đã thực hiện xong.

Dấu hiệu nhiễm trùng răng sau khi nhổ

Kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo ảnh hưởng lớn đến mô mềm và gây ra chảy máu kéo dài

2/ Lấy cao răng bị chảy máu liên tục có nguy hiểm không?

Lấy cao răng bị chảy máu trong những trường hợp do cao răng lan xuống nướu là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục, kéo dài nhiều ngày không dứt và đi kèm với những triệu chứng bất thường như hôi miệng hay sưng tấy thì sẽ thực sự là vấn đề lớn.

Máu chảy kéo dài chứng tỏ phần nướu của bạn bị tác động quá mạnh và không có biện pháp khắc phục ngay sau khi lấy cao răng. Ngoài ra, cũng có thể là vùng nướu đã bị vi khuẩn tấn công thông qua vết thương hở và gây ra một bệnh nào đó như viêm nướu hay viêm nha chu.

Đặc biệt đáng báo động, việc lấy cao răng ở những phòng khám không uy tín gây chảy máu liên tục kết hợp với những dụng cụ nha khoa chưa được khử khuẩn sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường hơn như lây nhiễm chéo hay nhiễm trùng máu. Trong mọi trường hợp, nếu thấy máu chảy bất thường sau khi lấy cao răng, bạn nên quay lại phòng khám để kiểm tra lại và có hướng khắc phục kịp thời.

Dụng cụ lấy cao răng không được khử khuẩn dẫn đến lấy nhiễm chéo nguy hiểm

3/ Lấy cao răng an toàn tuyệt đối với công nghệ hiện đại

Tuy không phải là tình trạng thường xuyên xảy ra nhưng lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục sẽ kéo theo hàng loạt rắc rối không mong muốn. Như đã nói, nguyên nhân chính gây ra nó chính là do tay nghề của bác sĩ cũng như kỹ thuật lấy cao răng lạc hậu và để tránh tình trạng này, bạn nên tìm hiểu kỹ càng về một phương pháp lấy cao răng an toàn, hiện đại.

Hiện nay, lấy cao răng bằng máy siêu âm chính là lựa chọn số 1 của khách hàng. Công nghệ hiện đại giúp cho việc lấy cao răng thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nhờ hoạt động thông minh của đầu máy siêu âm, lợi dụng áp suất của những tia nước nhỏ (khoảng từ 172 kPa – 414 kPa) kết hợp với sóng siêu âm len lỏi đến các “ngõ ngách” thân răng và cả bên dưới nướu để phá vỡ liên kết trong cao răng và lấy chúng ra ngoài 1 cách dễ dàng, tuyệt đối không cần thực hiện tách nướu.

Công nghệ lấy cao răng siêu âm hiện đại, đảm bảo an toàn tối đa

Nha khoa Navii hiện là một trong số các phòng khám đang áp dụng công nghệ siêu âm vào chăm sóc răng miệng cho hàng nghìn khách hàng. Điểm khác biệt tại Navii được thể hiện ở các yếu tố sau:

+ Vô khuẩn 100% môi trường nha khoa và toàn bộ dụng cụ phục vụ cho một ca dịch vụ

+ Lấy cao răng được thực hiện hoàn toàn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm

+ Kết hợp đánh bóng mặt răng sau khi lấy cao răng, kéo dài tối đa thời gian tái bám của cao răng

+ Có phác đồ điều trị chi tiết cho những trường hợp lấy cao răng phức tạp, kết hợp điều trị lâu dài và xử lý triệt để mọi vấn đề bệnh lý cho khách hàng.

+ Thực hiện liên kết với một số công ty bảo hiểm sức khỏe lớn, hỗ trợ tối đa về chi phí lấy cao răng cho khách hàng.

Hệ thống vô khuẩn hiện đại chính là một trong những điểm mạnh lớn nhất của Nha khoa Navii

Tất cả những thế mạnh này giúp Nha khoa Navii luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng có nhu cầu chăm sóc răng miệng một cách khoa học cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Các bác sĩ tại Nha khoa Navii cũng khuyến cáo bạn, để không xảy ra tình trạng cao răng lan xuống nướu quá nhiều dẫn đến chảy máu khi lấy chúng ra thì quy tắc cơ bản nhất là thực hiện lấy cao răng định kì 4 – 6 tháng/lần.

Hi vọng những giải đáp bên trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng lấy cao răng xong bị chảy máu liên tục. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 để được nghe tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia nha khoa tại Nha khoa Navii trong thời gian sớm nhất.

>> Xem thêm: Lấy cao răng có được bảo hiểm không?

4.5/5 - (8 bình chọn)
Chat Facebook
Chat Zalo