Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng bọc răng sứ hôi miệng không? Vậy nguyên nhân của hôi miệng khi bọc răng là từ đâu? Có phải ai bọc răng sứ cũng gặp phải tình trạng này? Giải pháp khắc phục như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi cũng như băn khoăn bọc răng sứ hôi miệng có đúng không sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây:
- Các yếu tố quyết định đến việc bọc răng sứ có bị hôi miệng hay không.
- Bọc răng sứ hôi miệng và cách khắc phục.
1.Các Yếu Tố Quyết Định Đến Việc Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Hay Không.
1.1.Kỹ thuật thực hiện
Kỹ thuật bọc răng sứ là yếu tố đầu tiên quyết định việc khách hàng có bị hôi miệng sau khi bọc hay không. Nếu kỹ thuật viên có sai sót trong quá trình thực hiện, có thể dẫn tới tình trạng hở bờ viền răng, hở kẽ…khiến thức ăn bám vào gây ra hôi miệng.
Mặt khác, nếu người bọc răng không chú ý, mài quá sâu có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi, viêm xung quanh răng. Dịch rỉ viêm ở các vết viêm sẽ gây ra hôi miệng sau khi bọc răng sứ.
Nếu nha sĩ không điều chỉnh hợp lý xi măng gắn, bờ viền hoàn tất không liên tục khiến hình thành mảng bám cũng làm khách hàng bị hôi miệng.
1.2.Loại răng sứ khách hàng bọc
Có rất nhiều loại răng sứ được sử dụng trong nha khoa. Giá thành của các loại này có sự chênh lệch nhau khá nhiều. Việc chọn các loại răng sứ cao cấp không kim loại sẽ hạn chế được nguy cơ hôi miệng, vì loại răng này có độ tương hợp sinh học cao hơn.
Bên cạnh đó, một số loại răng sứ kim loại thường, trong thành phần có chứa crom dễ gây ra viêm lợi, hôi miệng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, khách hàng nên lựa chọn các loại răng sứ không kim loại như: răng sứ cercon, răng sứ emax…
1.3.Chế độ chăm sóc răng miệng của khách hàng
Vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc bạn có bị hôi miệng sau khi bọc răng hay không. Dù bạn sử dụng loại răng sứ tốt, kỹ thuật thực hiện không có sai sót nhưng nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách thì vẫn bị hôi miệng.
Chúng tôi khuyên bạn, sau khi bọc răng sứ nên đi lấy cao răng 6 tháng 1 lần để làm sạch các mảng bám. Chú ý đánh răng, súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khiến bọc răng sứ hôi miệng khác như:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần kim loại trong răng sứ.
- Người bị bệnh lở loét trong quá trình ăn nhai.
- Người có tiền sử bị hôi miệng.
- Người bị mắc bệnh về đường tiêu hóa…
2.Bọc Răng Sứ Hôi Miệng Và Cách Khắc Phục.
- Khi đã xác định được nguyên nhân gây hôi miệng là do bọc răng sứ, bạn nên đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra. Thứ nhất, kiểm tra độ khít giữa răng sứ với nướu. Thứ hai, kiểm tra phần nhịp xem có bị hở hay bị nhét thức ăn vào không…Trong trường hợp không thể cải thiện được thì sẽ làm lại răng sứ khác.
- Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày. Nên đi lấy cao răng và kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và xử lý kịp thời các bất thường nếu có.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng, luồn xuống phần nhịp để lấy thức ăn còn vướng lại dưới cầu răng.
- Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên lựa chọn những loại răng sứ cao cấp để phục hình. Tuy giá thành của loại răng này cao hơn so với răng sứ kim loại thường nhưng độ tương hợp sinh học của nó lại tốt hơn. Nếu lựa chọn các loại răng sứ kim loại, nướu có thể bị kích ứng và gây ra hôi miệng.
Bọc răng sứ hôi miệng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng chọn được loại răng sứ tốt và địa chỉ nha khoa uy tín là bạn đã giải quyết được 80% vấn đề này.
Nếu các bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất!