Áp xe quanh chân răng không có ổ là bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều người. Bệnh này không quá nguy hiểm và khá dễ để điều trị. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày không điều trị, bệnh có thể biến chứng khiến bạn gặp phải những rắc rối không thể lường trước.

Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh này như thế nào?

1. Áp xe quanh chân răng không có ổ là gì?

Đây là mức độ nhẹ của bệnh lý áp xe răng. Đây là tình trạng viêm nhiễm thân răng do vi khuẩn hoặc ổ vi khuẩn xâm nhập vào men răng.

Nhu cầu ăn uống ngày càng nhiều nhưng việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng lại không được quan tâm đúng mức là điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập vào răng gây ra viêm nhiễm và áp xe.

abscessed_tooth
Áp xe quanh chân răng là mức độ nhẹ của bệnh lý áp xe răng

Khi bị áp xe, chân răng thường bị sưng tấy, đau nhức, nướu bị chảy máu hoặc mưng mủ. Đây là biểu hiện khi bệnh lý áp xe còn ở mức độ nhẹ.

Áp xe quanh chân răng khi không có ổ tuy không quá nguy hiểm nhưng nó khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Thêm vào đó, áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ chuyển biến nặng và trở thành áp xe mãn tính. Những trường hợp nặng thậm chí còn gây viêm nhiễm mô cơ nướu, sâu nhiều răng hay mất răng vùng áp xe.

🔷 Xem thêm: Áp Xe Răng Ở Trẻ Em – Mối Nguy Hiểm Không Thể Lường Trước!

2. Biểu hiện của áp xe quanh chân răng.

ÁP XE RĂNG
Hơi thở có mùi khó chịu cũng là biểu hiện của áp xe quanh chân răng
  • Cảm giác đau liên tục, đau hàm, đau cả răng, đau khi ăn nhai, thậm chí chỉ ngậm miệng cũng thấy đau.
  • Nhạy cảm với các đồ ăn nóng, lạnh hoặc chua cay.    
  • Xuất hiện vị đắng ở trong miệng.
  • Hơi thở bị hôi, nặng mùi cũng là biểu hiện của áp xe quanh chân răng. Mùi hôi ở đây do đến giai đoạn viêm nhiễm, các vi khuẩn phát triển mạnh gây nên.
  • Khi đau nhức quá mức thường sẽ kèm theo tình trạng nóng sốt, có thể nổi hạch.
  • Người bệnh có thể bị sưng ở hàm trên hoặc hàm dưới. Vị trí bị sưng phụ thuộc vào vị trí áp xe xuất hiện.

3. Các bước điều trị áp xe quanh chân răng tại Nha khoa Navii

18 tuoi nieng rang duoc khong
Khu vực chữa trị rộng đẹp, sạch sẽ kết hợp cùng các thiết bị nha khoa hiện đại.

Quy trình Điều trị áp xe quanh chân răng tại Navii Dental Care:

  • Bước 1: Tư vấn , thăm khám
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành chụp Xquang để xác định vị trí bị bệnh.
  • Bước 3: Thực hiện tiểu phẫu.
  • Bước 4: Rạch dẫn lưu để làm sạch mủ và loại bỏ vi khuẩn trong ổ răng.

Lưu ý: Nếu xương răng còn chắc chắn và ổ răng còn bình thường thì có thể bảo tồn được. Nhưng nếu chân răng đã lộ 1/3 thì người bệnh nên tiến hành nhổ răng.

🔷 Tham khảo: 3 Cách Điều Trị Áp Xe Răng Khôn Hiệu Quả Nhất!

4. Biện pháp phòng tránh áp xe quanh chân răng không có ổ

Phòng ngừa áp xe quanh chân răng
 Phòng ngừa áp xe quanh chân răng như thế nào?
  • Cách phòng ngừa áp xe quanh chân răng tốt nhất là giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng hàng ngày để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.
  • Mọi người nên sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch thức ăn và các mảng bám trên răng.
  • Thực hiện thói quen ăn uống khoa học: ăn nhiều hơn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, canxi. Hạn chế ăn các đồ quá nóng, quá lạnh, đồ ăn ngọt, nhiều đường trước khi đi ngủ.
  • Nên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về răng miệng nếu có.

Trên đây là những điều bạn cần biết về áp xe quanh chân răng khi không có ổ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với nha khoa Navii chúng tôi để nhận được những tư vấn chính xác nhất.

Bài viết liên quan:

🔷 Những Điều Cần Biết Về Áp Xe Răng Hàm Trên

🔷 Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Áp Xe Quanh Cuống Răng

🔷 Bị Áp Xe Răng Hàm Dưới Có Nguy Hiểm Không?

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo