Hàm giả tháo lắp là một trong những phương pháp phục hình răng mất phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang có ý định thực hiện, hãy tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm của hàm giả tháo lắp và nghe tư vấn của bác sĩ để biết phương pháp này có phù hợp với mình không.
1/ Hàm giả tháo lắp là gì?
Hàm tháo lắp là lựa chọn của rất nhiều cao tuổi đang phải đối mặt với vấn đề mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Trước khi tìm hiểu cụ thể về những ưu nhược điểm của hàm giả tháo lắp, chúng tôi xin cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về phương pháp phục hình này.
Hàm gồm nền hàm và thân răng được lắp bên trên, có tác dụng thay thế cho răng thật, đảm bảo ăn nhai thuận lợi. Đúng với tên gọi của nó, hàm có thể dễ dàng tháo ra – lắp vào chứ không cố định như đối với cầu răng hoặc răng Implant.
Có thể phân loại hàm tháo lắp theo mục đích phục hình hoặc chất liệu nền hàm.
Về mục đích phục hình, hàm tháo lắp được chia thành hàm toàn phần (cho trường hợp mất răng toàn hàm) và hàm bán phần (cho trường hợp mất nhiều răng không liền kề).
Về chất liệu, bạn có thể lựa chọn hàm tháo lắp khung kim loại, khung nhựa cứng hoặc khung nhựa dẻo. Ngoài ra, răng giả lắp trên nền hàm cũng có thể lựa chọn giữa răng nhựa nội, răng nhựa ngoại hoặc răng sứ.
Phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân mà có sự lựa chọn khác nhau. Việc lựa chọn sao cho phù hợp nhất sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể sau khi thăm khám trực tiếp.
2/ Ưu nhược điểm của hàm giả tháo lắp
Mỗi phương pháp trong nha khoa đều có những ưu – nhược điểm nhất định và đây cũng là những yếu tố giúp khách hàng có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân. Ưu nhược điểm của hàm giả tháo lắp cụ thể như sau:
- Về ưu điểm
Chi phí thấp: Đây là phương pháp có giá thấp nhất trong các phương pháp phục hình răng mất, các loại chất liệu nền hàm và răng giả khác nhau cũng có giá khác nhau, phù hợp với lựa chọn của từng người. Bạn có thể tham khảo về mức giá cụ thể trong bảng giá ở phần bên dưới.
Thân thiện với cơ thể: Chất liệu an toàn với cơ thể, không gây ra kích ứng nướu hay ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Một số trường hợp có tiền sử dị ứng kim loại thì nên dùng nền hàm nhựa và trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bản thân.
Thuận tiện tháo lắp: Hàm có thể tháo lắp dễ dàng để thực hiện vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn nhai hoặc trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, hãy chú ý đến thao tác lắp hàm chuẩn xác vì nếu hàm lắp lệch sẽ gây đau nướu và nhức mỏi xương hàm khi có tác động ăn nhai.
- Về nhược điểm
Chức năng ăn nhai cơ bản: Vì không có hệ thống chân răng bên dưới nên hàm giả tháo lắp bị hạn chế chức năng ăn nhai. Nếu bạn ăn những đồ ăn quá cứng hay quá dai đều có thể khiến hàm bị gãy vỡ hoặc biến dạng.
Mất nhiều thời gian vệ sinh: Trên thực tế thì việc tháo ra lắp vào để vệ sinh khá bất tiện trong nhiều trường hợp. Vệ sinh không đúng cách còn khiến hàm bị xỉn màu và có mùi hôi khó chịu.
“Tuổi thọ” thấp: Hàm giả tháo lắp không thể duy trì quá lâu trên khuôn hàm. Chỉ sau khoảng 3 – 5 năm sử dụng hàm sẽ có hiện tượng bị lỏng lẻo, không bám chặt vào nướu và thậm chí là đổi màu khác, người bệnh sẽ phải thay hàm mới để đảm bảo ăn nhai và không làm ảnh hưởng đến khớp cắn.
Không ngăn chặn được tiêu xương răng: Hàm giả tháo lắp chỉ thay thế được thân răng bên trên nên sẽ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương răng bên dưới. Xương hàm sẽ bắt đầu có hiện tượng tiêu biến sau khoảng 3 tháng mất răng, và sau khoảng 1 năm bạn sẽ có thể thấy những thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt do tiêu xương gây ra.
Dựa vào những ưu nhược điểm của hàm tháo lắp mà bạn có thể quyết định lựa chọn phương pháp này hay không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bảng giá của dịch vụ bên dưới đây:
[table id=18 /] [table id=19 /]Để được tư vấn cụ thể về dịch vụ, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Nha khoa Navii để được các chuyên gia nha khoa hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.