Lấy cao răng là biện pháp chăm sóc răng miệng cơ bản và hiện đại hiện nay, nó có khả năng loại bỏ khoảng 70% nguy cơ bệnh lý răng miệng so với việc chỉ chải răng thông thường. Tuy là dịch vụ đơn giản, nhưng nếu thực hiện sai cách thì tác hại của việc lấy cao răng là khó có thể lường trước được. Đây chính là lý do bạn cần lựa chọn nha khoa thật uy tín trước khi quyết định thực hiện dịch vụ. 

1/ Tác hại của việc lấy cao răng sai cách

Cao răng là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bệnh răng miệng nguy hiểm như viêm nướu hay viêm nha chu… Chúng hình thành từng ngày do mảng bám thức ăn và không thể loại bỏ chỉ bằng việc chải răng hàng ngày. Để chăm sóc tốt nhất cho răng miệng, bạn nên thực hiện lấy cao răng định kỳ tại nha khoa 3 – 6 tháng/lần.

Việc lấy cao răng khá đơn giản, không gây tác động đến men răng hay các vùng khác trong khoang miệng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp thực hiện lấy cao răng sai cách và phản hồi về những tác hại của việc lấy cao răng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của những người có ý định thực hiện dịch vụ này.

tac-hai-cua-viec-lay-cao-rang-1
Tác hại của việc lấy cao răng sai cách là gì?

Tác hại của việc lấy cao răng sai cách có thể kể đến:

+ Tổn thương cấu trúc răng

Việc sử dụng dụng cụ để cạo cao răng trực tiếp trên bề mặt răng khiến men răng bị tác động. Men răng bạn có thể tổn thương ngay thời điểm lấy cao răng hoặc cũng có thể bị bào mòn dần dần. Men răng bị mòn không chỉ khiến ăn nhai gặp khó khăn, thường xuyên gặp tình trạng ê nhức mà còn có nguy cơ cao khiến cho phần ngà răng và tủy răng bị phá hủy.

+ Nhiễm trùng mô mềm

Rất nhiều trường hợp cao răng nhiều và lan xuống cả bên dưới nướu và việc lấy cao răng ở phần này chắc chắn sẽ gây chảy máu. Việc chảy máu là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo nếu được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, vùng chảy máu ở nướu rất dễ bị viêm nhiễm, lan rộng hoặc lan sâu vào vùng nha chu và gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất răng hoàn toàn.

tac-hai-cua-viec-lay-cao-rang-2
Mô mềm bị nhiễm trùng nếu không xử lý việc chảy máu khi lấy cao răng đúng cách

+ Bệnh truyền nhiễm

Lây nhiễm chéo luôn là vấn đề được quan tâm trong nha khoa dù nó chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Không riêng lấy cao răng, tất cả những dịch vụ khác đều có nguy cơ này nếu dụng cụ, máy móc thực hiện không đảm bảo yếu tố vô trùng trước khi thực hiện.

2/ Những quy tắc an toàn khi lấy cao răng

Những tác hại của việc lấy cao răng như đã nói bên trên không quá phổ biến và đều có chung nguyên nhân từ thao tác lấy cao răng không chuyên nghiệp của người nha sĩ điều trị. Tuy không có quá nhiều quy định khắc khe khi điều trị nhưng việc lấy cao răng vẫn cần phải tuân theo một số quy tắc an toàn chung.

tac-hai-cua-viec-lay-cao-rang-3
Lấy cao răng cần được thực hiện ở những địa chỉ nha khoa uy tín

Cụ thể như sau:

+ Không cạo trực tiếp trên bề mặt men răng hay tác động quá nhiều đến mô mềm khi thực hiện dịch vụ.

+ Bác sĩ phải xác định trước các vị trí cao răng trong khoang miệng để thao tác chuẩn xác và hoàn thành ca dịch vụ nhanh chóng

+ Xác định mức độ viêm nhiễm do cao răng gây ra, có biện pháp xử lý ngay sau khi lấy cao răng, tránh bỏ qua viêm nhiễm và để chúng phát triển nặng hơn

+ Dụng cụ nha khoa và môi trường nha khoa được vô khuẩn 100% trước và sau khi thực hiện dịch vụ

+ Tần số lấy cao răng sẽ phụ thuộc vào đặc điểm men răng của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về thời gian lấy cao răng tiếp theo sau khi thăm khám.

tac-hai-cua-viec-lay-cao-rang-4
Lấy cao răng định kỳ theo khuyến cáo của chuyên gia nha khoa

Hiện nay, Nha khoa Navii là một trong những nha khoa uy tín tại Hà Nội đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí lấy cao răng an toàn hiện nay. Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ lấy cao răng siêu âm của Nha khoa Navii TẠI ĐÂY.

Để tránh những tác hại của việc lấy cao răng không mong muốn, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Bên cạnh đó, cần chú ý lịch lấy cao răng định kỳ tại nha khoa để tránh cao răng phát triển nhiều, gây hại cho nướu và gây ra các bệnh răng miệng nguy hiểm khác.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo