Màu răng “nguyên thủy” thường là vàng nhạt hoặc trắng ngà, tuy nhiên ít người giữ được màu răng này khi đến tuổi trưởng thành. Có nhiều yếu tố tác động khiến răng bị đổi màu, màu sắc thay đổi từ nặng đến nhẹ và đáng nói nhất là tình trạng răng nhiễm màu fluor, gây mất thẩm mỹ trầm trọng. Vậy răng nhiễm fluor là gì, nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào?
1/ Răng nhiễm fluor là gì?
Răng nhiễm fluor là một dạng nhiễm màu của răng, bản chất chính là tình trạng dư thừa fluor trong thân răng và ảnh hưởng đến quá trình hình thành men răng.
Có 2 cấp độ nhiễm màu fluor mà bạn có thể dễ dàng nhận biết:
+ Nhiễm màu nhẹ: Răng có những vệt màu nâu đỏ hoặc trắng vàng ngà nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
+ Nhiễm màu nặng: Những vệt nâu đen sậm màu hơn bình thường, men răng bị lỗ rỗ, bề mặt gồ ghề và rất khó để làm sạch sau khi ăn nhai.
2/ Nguyên nhân khiến răng nhiễm fluor
Fluor là một hợp chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với răng, nó đóng vai trò lớn trong việc hình thành lớp men răng bên ngoài, giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Đây là lý do mà các loại kem đánh răng đều bổ sung fluor trong thành phần của mình.
Tuy nhiên, lượng fluor bổ sung cho răng cần phải đảm bảo sự phù hợp, nếu quá ít sẽ khiến răng yếu và dễ gãy vỡ còn nếu nhiều quá sẽ dẫn đến tình trạng răng nhiễm fluor.
Nguyên nhân cụ thể:
+ Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa nhiều fluor, không phù hợp với độ tuổi
+ Một số loại thuốc điều trị bệnh kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm fluor
+ Dùng nguồn nước có nồng độ fluor lớn hơn 4ppm
Thông thường, ở các vùng công nghiệp sản xuất nhôm, xi măng, phân bón… hay sử dụng fluor trong sản xuất và khi chất thải công nghiệp ngấm vào đất, nước ngầm hay rau củ quả trồng trên đó cũng khiến cho nồng độ fluor tăng cao.
Không chỉ gây ra những biến đổi màu sắc trên răng, việc thừa fluor còn khiến cơ thể chịu những tác động xấu, đặc biệt là tình trạng chuyển hóa canxi photphat khiến cho phần xương bị biến dạng và dễ gãy (trong đó có cả xương hàm).
Khuyến cáo: Nồng độ Fluor thích hợp là khoảng 0.7ppm, tuy nhiên nó sẽ không giống nhau đối với tất cả mọi người. Nếu bạn là người có men răng nhạy cảm hoặc muốn biết chính xác tình trạng men răng của mình phù hợp ở ngưỡng Fluor bao nhiêu, tốt hơn hết hãy gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
3/ Có thể tẩy trắng răng bị nhiễm màu fluor
Răng nhiễm Fluor sẽ không dễ dàng tẩy trắng bằng thuốc kết hợp với ánh sáng laser như những trường hợp nhiễm màu thực phẩm thông thường. Đôi khi việc này còn đem lại tác dụng ngược, khiến cho tình trạng này trầm trọng hơn.
Vẫn có những trường hợp ngoại lệ khi răng bị nhiễm màu ở mức độ cực nhẹ, việc tẩy trắng vẫn sẽ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp nhiễm màu fluor, bác sĩ đều chỉ định bọc răng sứ hoặc dán mặt sứ để khắc phục.
Hai phương pháp này không chỉ khắc phục được màu răng xấu mà còn có khả năng che phủ hoàn toàn các khuyết điểm về hình thể bề mặt răng như lỗ rỗ, gồ ghề. Để thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ:
+ Mài men răng bên ngoài theo một tỉ lệ nhất định (tỉ lệ này sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng từng người cũng như vị trí răng cụ thể).
+ Lấy dấu răng và thiết kế răng sứ tương ứng cả về hình dáng mà màu sắc
+ Lắp răng sứ lên răng đã mài và cố định bằng keo nha khoa chuyên dụng
Bọc răng sứ (hay dán mặt sứ) sẽ mất khoảng 2 – 3 lần đến nha khoa đã có thể hoàn tất và hiệu quả có thể nhìn thấy rõ ràng ngay sau khi răng sứ được lắp lên. Mão răng sứ sẽ giúp che phủ hoàn toàn khuyết điểm của răng và bảo vệ men răng tối đa.
Nhiều người băn khoăn khi phải mài răng thật để bọc răng sứ, tuy nhiên đừng quá lo lắng vì nếu bạn thực hiện tại nha khoa uy tín, mỗi dịch vụ đều được bác sĩ đảm bảo ngưỡng an toàn tối đa.
Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng răng nhiễm Fluor của mình, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292, các bác sĩ tại Navii Dental Care sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất!