Răng hàm bị lung lay không phải là hiện tượng hiếm gặp, thế nhưng răng hàm lung lay có nên nhổ hay không lại là vấn đề băn khoăn cần tìm hiểu nhất
I. Nguyên nhân răng hàm bị lung lay
Răng hàm có vai trò nhai thức ăn, nghiền nát thức ăn trong miệng nên thường rất chắc chắn. Nếu bạn bị đau hay lung lay răng hàm, rất có thể bạn đã gặp phải vấn đề về răng miệng, hãy cùng chúng tôi tham khảo một số nguyên nhân sau.
Do tác động từ bên ngoài: Tác động đó có thể là do va đập mạnh dẫn đến chấn thương răng hàm, răng bật ra khỏi lợi, hoặc do nhai phải thức ăn cứng khiến răng bị nhức và không được chắc chắn.
Do bệnh lý: Một số người bị sâu răng, viêm nướu, nha chu, viêm tủy khiến lợi khuẩn trong răng hoạt động yếu, nhiều mảng bám bám vào răng rồi ăn sâu vào trong lợi khiến răng hàm bị lung lay.
Tình trạng tiêu xương: Khi bị mất răng liền kề hoặc bệnh lý về tiêu xương khiến mật độ xương giảm, răng hàm lung lay và dễ gãy.
- Xem thêm: Nhổ răng hàm dưới có đau không?
II. Răng hàm bị lung lay có nên nhổ không?
Có nên nhổ răng hàm lung lay hay không? Răng hàm bị lung lay có dễ nhổ không? Nhổ răng hàm lung lay có để lại biến chứng gì không? Tất cả đều phụ thuộc vào nguyên nhân khiến răng hàm bị lung lay hay tình trạng bệnh lý cụ thể của bạn.
Tuy nhiên, kể cả có đi nhổ răng hay không, việc đầu tiên bạn nên nhớ đó là phải bảo tồn răng, bởi khi nhổ xong, bạn phải làm lại cầu răng, cấy ghép implant khá tốn kém và mất nhiều thời gian để không gây ra biến chứng như hô hay móm.
Nếu bạn có ý định thay răng giả cho răng thật thì cũng khó mà thay thế được chức năng ăn uống, nhai nghiền thức ăn, tính thẩm mỹ răng miệng.
- Tham khảo: Nhổ răng hàm bị sâu bao nhiêu tiền
Một số trường hợp chỉ bị sâu răng nhẹ, răng hàm bị lung lay nhưng không sứt quá nhiều thì có thể đến nha khoa, bác sĩ để hàm trám hay bọc sứ thay cho nhổ răng. Sau khi thực hiện, nướu sẽ ôm sát phần chân răng, tủy răng được phục hồi và răng không còn bị lung lay. Nếu răng bị viêm tủy thì cần điều trị lấy tủy để bảo vệ răng.
Nếu bạn bị lung lay răng hàm do nha chu, viêm nướu thì cần làm sạch cao răng, uống thuốc, dần dần răng sẽ chắc chắn trở lại.
Như vậy, răng hàm lung lay có thể khắc phục được, nếu tình trạng nhẹ thì bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp, kỹ thuật nha khoa để răng chắc khỏe bình thường. Trường hợp răng lung lay quá nhiều như sắp bị gãy thì nên đi khám, và không phải trường hợp nào cũng có thể nhổ răng, việc nhổ răng cần có sự tư vấn, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và được thực hiện với dụng cụ nhổ răng đầy đủ, an toàn.
III. Cách xử lý khi răng hàm bị lung lay
Bí đao chính là “vũ khí” giúp răng chắc khỏe, răng không còn bị lung lay. Bạn có thể tham khảo 3 bài thuốc từ bí đao để chữa răng hàm lung lay sau nhé.
Dùng hạt bí đao: Lấy một lượng vừa đủ hạt bí đao đun sôi rồi gạn lấy nước để súc miệng hàng ngày. Nước này không những chữa hôi miệng mà còn giúp bọng răng không còn sưng, chữa tụt nướu và cả sưng lợi.
Dùng thịt bí đao: Nấu nhừ thịt bí đao với nước rồi lọc lấy nước súc miệng hoặc uống, chúng không chỉ giúp giải nhiệt cơ thể, giải độc mà còn trị phù nề, sưng lợi.
Dùng hoa bí đao: Hoa bí đao kết hợp với tua lá có thể làm dịu tình trạng đau răng, sưng nướu, viêm nha chu hiệu quả. Bạn có thể nấu nước sắc uống đều đặn hằng ngày đến khi thấy răng chắc khỏe trở lại.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước muối với mù tạt xoa đều trên nướu để giảm sưng
Kết hợp nghệ và tiêu đen, giã nát thành hỗn hợp rồi thoa nhẹ nhàng quanh nướu, giúp giảm viêm, kháng khuẩn và răng hàm hết lung lay.
Hòa tan nước muối để súc miệng mỗi ngày, vừa diệt khuẩn lại bảo vệ răng miệng an toàn, chắc khỏe.
Sử dụng dầu bạc hà thoa đều và nhẹ lên vùng nướu bị sưng để giảm đau, giúp răng khỏe hơn.
Ăn sữa chua, tránh trái cây chua, chứa nhiều acit như cam, chanh, quýt bởi chúng có thể phá hủy men răng, ăn mòn răng gây hiện tượng lung lay.
Trên đây là cách cham sóc răng hàm tạm thời giúp hạn chế tình trạng viêm sưng Vậy răng hàm lung lay có nên nhổ hay không phụ thuộc vào mức độ răng và chỉ định của bác sĩ. Do vậy bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và nhận được tư vấn chính xác nhất.