Câu hỏi: Chào bác sĩ, cho em hỏi là em thường có hiện tượng răng bị buốt khi nhai đồ ăn gì đó, cảm giác rất khó chịu. Cho em hỏi đây là dấu hiệu của bệnh gì và phải làm sao để điều trị dứt điểm ạ? (Ngọc Trang – Hà Nội)
Trả lời:
Chào Ngọc Trang! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Nha khoa Navii. Thắc mắc của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
1/ Răng bị buốt khi nhai là dấu hiệu của bệnh gì?
Răng bị buốt khi nhai xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và là biểu hiện của những bệnh lý răng miệng khác nhau. Ngoài đau nhức, bạn cần phải dựa vào một số biểu hiện khác mới có thể tự chẩn đoán được bệnh cho mình. Bốn nguy cơ thường gặp nhất bao gồm: Sâu răng, viêm tủy, chấn thương răng, mòn men răng.
- Sâu răng
Bệnh lý răng miệng mà khoảng 95% dân số Việt Nam đã và có nguy cơ mắc phải này chính là nỗi ám ảnh của nhiều người. Trong tất cả biểu hiện của sâu răng, dễ nhận thấy nhất chính là cảm giác đau buốt mỗi khi bạn ăn nhai, đặc biệt là đồ ngọt hoặc đồ lạnh. Sâu răng càng nặng thì đau nhức càng nặng, thậm chí đau cả khi bạn không ăn nhai hay tác động gì.
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết sâu răng qua những biểu hiện sau:
+ Bề mặt răng sâu xuất hiện những màu sắc khác lạ theo cấp độ: vòng tròn màu trắng nhỏ khi răng chớm sâu, vòng tròn màu sậm hơn khi sâu răng phát triển.
+ Miệng có mùi hôi, mùi hôi này cũng tăng dần theo tình trạng bệnh.
+ Khi sâu răng nặng hơn, bạn sẽ thấy xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt răng
- Viêm tủy răng
Viêm tủy răng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và những cơn đau do nó gây ra không hề bình thường và cũng không nằm trong ngưỡng chịu đựng của rất nhiều người. Nhiều người thậm chí phải uống thuốc giảm đau hoặc nhịn ăn để tránh phải đối mặt với những cơn đau đáng sợ. Tất nhiên, ngoài việc răng bị buốt khi nhai bạn sẽ vẫn cần thêm những biểu hiện khác để nhận biết tình trạng này:
+ Xuất hiện lỗ tủy hở sâu hoặc một khối màu đỏ sẫm, lốm đốm vàng nhô ra khỏi buồng tủy.
+ Trong miệng có vị đắng chát, khó chịu
+ Mùi hôi miệng phát triển
+ Thân răng có thể lung lay và tụt nướu nhẹ tùy vào mức độ của bệnh
- Chấn thương răng
Khi răng bạn bị va đập mạnh, thường xuyên sử dụng răng sai mục đích hay có những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, bạn cũng sẽ cảm nhận rõ rệt tình trạng răng bị buốt khi nhai. Lúc này, răng còn có những biểu hiện như:
+ Xuất hiện vết nứt nhỏ trên thân răng
+ Chân răng có thể lung lay nhẹ
+ Màu răng có thể bị thay đổi
+ Thân răng bị ngắn đi do mặt nhai bị mòn
- Mòn men răng
Men răng là lớp ngoài cùng của răng, nó giống như vỏ trứng bảo vệ những phần mềm có thể bị tổn thương ở phía trong răng. Men răng có thể mòn đi do tuổi tác, men răng yếu bẩm sinh hoặc do tác động của những hành động xấu. Mòn men răng không chỉ khiến bạn đau khi ăn nhai mà còn buốt và ê nhẹ. Bạn có thể nhận biết tình trạng men răng của mình bị mòn không dựa vào những dấu hiệu đi kèm dưới đây:
+ Rất nhạy cảm nhiệt độ, đồ ăn ngọt, thậm chí có người còn bị nhạy cảm với một số loại kem đánh răng
+ Men răng loang lổ, đổi màu và có màu hơi vàng (đây chính là màu của ngà răng bị lộ ra)
+ Bề mặt răng cũng có thể biến dạng khi xuất hiện những lỗ li ti hoặc sứt, mẻ nhẹ
LƯU Ý
Trên đây là 4 nguy cơ thường gặp nhất có biểu hiện răng bị buốt khi ăn nhai, tuy nhiên tình trạng của bạn cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý răng miệng khác. Tốt hơn hết, bạn nên sớm đến nha khoa để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.
2/ Phải làm gì với tình trạng răng bị buốt khi nhai?
Tất cả các biện pháp như ngậm nước muối ấm, chườm lạnh, chườm nóng… đều đem lại cảm giác giảm đau tạm thời và những cơn đau sẽ sớm quay lại vào lần ăn nhai tiếp theo, thậm chí chỉ vài phút sau đó.
Bạn vẫn có thể thực hiện những biện pháp tạm thời này tại nhà để giảm bớt cảm giác răng bị buốt khi nhai, tuy nhiên hãy sắp xếp thời gian để đến nha khoa càng sớm càng tốt. Điều trị triệt để tình trạng này không chỉ giúp bạn ăn nhai dễ dàng hơn mà còn ngăn những biến chứng nguy hiểm xảy ra sau đó.
Tùy vào từng nguyên nhân gây buốt răng khi ăn nhai mà sẽ có biện pháp điều trị khác nhau, cụ thể như sau:
+ Đối với sâu răng
Bác sĩ làm sạch khoang sâu, rửa sạch và trám bít hoặc bọc răng sứ lại. Đối với tình trạng sâu răng nhẹ thì chỉ cần thực hiện tái khoáng lại men răng, ngược lại đối với tình trạng nặng, khi sâu răng làm hoại từ cả thân răng thì bạn sẽ buộc lòng phải nhổ bỏ rồi trồng lại răng mới – lúc này chi phí điều trị sẽ cao hơn rất nhiều.
+ Đối với răng bị viêm tủy
Bác sĩ thực hiện lấy sạch tủy răng, làm sạch ống tủy và sau đó trám bít lại. Sau đó, tùy vào nhu cầu của bệnh nhân mà có thể bọc thêm mão răng sứ bên ngoài để bảo vệ răng (vì sau khi lấy tủy cũng đồng nghĩa với việc răng của bạn trở thành răng chết).
+ Đối với tình trạng chấn thương răng
Bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn cho bạn về những sản phẩm hỗ trợ như nẹp chắc răng, máng chống ê buốt răng, máng chống nghiến răng…
+ Đối với tình trạng mòn men răng
Bác sĩ có thể thực hiện trám thẩm mỹ để bổ sung phần men răng đã bị mất, sau đó tư vấn về các sản phẩm bổ sung Flour tốt nhất cho răng cũng như các thói quen hàng ngày bảo vệ men răng hiệu quả.
Việc quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín cũng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để xác định chính xác tình trạng của bạn và có phương án điều trị hợp lý.
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng răng bị buốt khi nhai, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 024.3747.8292, các chuyên viên sẽ giúp bạn giải đáp trong thời gian sớm nhất.