Niềng răng Silicon là giải pháp nắn chỉnh răng có giá thành rẻ, dễ sử dụng nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những ưu điểm và hạn chế của riêng nó. Thông tin chi tiết sẽ được Navii Dental Care chia sẻ trong bài viết sau đây.
1. Niềng răng Silicon là gì?
Niềng răng Silicon còn được gọi là hàm trainer, là công cụ điều chỉnh lại răng hiệu quả cho trẻ từ 5-10 tuổi. Khay niềng được chế tạo từ vật liệu silicon có tính đàn hồi và chịu lực cao.
Bác sĩ chỉ định cho trẻ đeo hàm trainer để điều hướng các răng có biểu hiện lệch lạc, hô, móm, thưa,… được hình thành bẩm sinh hoặc từ các thói quen xấu của bé như: thở bằng miệng, mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi,… về đúng các vị trí trên cung hàm.
2. Ai có thể dùng niềng răng Silicon?
Bé trong độ tuổi từ 5-10, nếu gặp một trong các tình trạng sai lệch khớp cắn sau thì bố mẹ có thể xem xét phương án niềng răng silicon cho con:
- Răng mọc lệch, chen chúc nhau
- Răng thưa
- Khớp cắn sâu, cắn ngược, cắn hở
- Trẻ có các thói quen xấu như: mút tay, ngủ há miệng, ngậm vú giả,…
Theo Ths.BS Lê Thị Thái Hòa, việc đeo hàm trainer Silicon ở người lớn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Các trường hợp hô, móm, thưa, lệch lạc,… bắt buộc phải đến nha khoa để Bác sĩ thăm khám chuyên sâu, chụp phim X-quang, kiểm tra mức độ sai lệch khớp cắn và lên phác đồ điều trị tương ứng phù hợp.
Việc tự ý mua các loại niềng răng Silicon trên thị trường có thể gây ra những nguy cơ không tốt đối với sức khỏe và cấu trúc răng hàm. Hãy cân nhắc kỹ những điều này trước khi quyết định chi ra một số tiền để mua các loại niềng răng Silicon tại nhà cho người lớn.
3. Ưu và nhược điểm của niềng răng Silicon?
3.1 Ưu điểm của niềng răng Silicon
Giúp trẻ có hàm răng đều, khớp cắn chuẩn
Đeo hàm trainer Silicon theo chỉ định của Bác sĩ giúp điều hướng răng mọc lệch, sai khớp cắn về đúng vị trí. Việc điều hướng răng từ sớm rất tốt cho sự phát triển của trẻ khi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, nhờ đeo hàm trainer mà trẻ lớn lên không phải đeo niềng răng vẫn có hàm răng đều và đúng khớp cắn. Nếu tình trạng sai lệch nhiều, giai đoạn niềng răng cũng sẽ hiệu quả và được rút ngắn hơn.
Hạn chế các thói quen xấu của trẻ
Trẻ nhỏ thường có các thói quen xấu như: đẩy lưỡi, mút tay, bú bình, chống cằm,… dẫn đến tình trạng răng bị hô, móm, thưa hay lệch lạc khi trưởng thành. Việc đeo hàm trainer sẽ hạn chế những thói quen xấu này của bé.
Giảm đau nhức, khó chịu cho trẻ
Niềng răng trainer khá mềm, tương thích với hàm răng nên có thể hạn chế tình trạng khó chịu cho trẻ. Việc đeo hàm niềng răng cũng giúp giảm nguy cơ phẫu thuật hàm khi trưởng thành, hoặc nếu bắt buộc phải niềng răng thì sẽ rút ngắn thời gian niềng và ít đau nhức hơn.
3.2 Hạn chế của niềng răng Silicon
Chỉ thích hợp cho trẻ nhỏ
Các loại hàm trainer chỉ phát huy hiệu quả với trẻ nhỏ trong độ tuổi 5-10, khi xương hàm vẫn còn mềm và trong giai đoạn phát triển. Với người lớn, cấu trúc xương hàm đã hoàn thiện và vững chắc nên đeo hàm trainer sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Cần áp dụng các khí cụ khác mạnh hơn theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Hạn chế các sai lệch răng một phần
Đeo hàm trainer ở trẻ chỉ có khả năng điều chỉnh các sai lệch cấu trúc răng chứ không khắc phục triệt để các khiếm khuyết của răng. Trong một số trường hợp, đeo hàm trainer chỉ là một giai đoạn trong tiến trình điều chỉnh răng về đúng khớp cắn. Sau đó, Bác sĩ sẽ cho trẻ đeo niềng răng hoặc sử dụng các khí cụ khác để hoàn thiện quy trình.
Hay các trường hợp hô, móm do di truyền, loại hàm trainer chỉ có thể hỗ trợ một phần chứ không thể giải quyết hoàn toàn. Trẻ vẫn phải phẫu thuật hàm để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.
4. Niềng răng Silicon hết bao nhiêu tiền?
Hàm trainer silicon có giá bán trung bình khoảng vài trăm đến 1 triệu tùy vào từng địa chỉ cung cấp sản phẩm. Tuy nhiên, mức giá nhìn chung là thấp hơn rất nhiều so với chi phí niềng răng.
Mức giá rẻ và dễ mua là lý do khiến nhiều người tự mua hàm silicon để đeo tại nhà mà không qua tham vấn của bác sĩ, với nguyên lý đơn giản áp hàm silicon lên răng sẽ tự đưa răng về đúng vị trí.
Trên thực tế, việc tự ý đeo hàm không những không đem lại hiệu quả mà còn gây đau khớp hàm, ăn uống khó, tác động lên cấu trúc răng hàm, làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Việc đeo hàm trainer không chỉ đeo 1 lần là xong, mà cần có phác đồ điều trị cho từng giai đoạn cụ thể: lúc nào thì cần thay hàm mới, hàm mới cần độ cứng chắc thế nào, cần đeo trong bao lâu,… Chưa kể nếu mua phải hàng không đúng chuẩn, dùng phải hàng trôi nổi còn nguy hiểm hơn bởi không thể biết người ta sản xuất bằng chất liệu gì. Ngậm vào miệng có thể có chất độc vào cơ thể.
Hy vọng với các thông tin vừa được Navii Dental Care chia sẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn đầy đủ hơn về niềng răng silicon. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc gọi điện vào Hotline 024.3747.8292 để được Bác sĩ giải đáp nhanh nhất.
Thân mến!
42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: c.service@navii.vn
GIỜ MỞ CỬA:
Sáng: 8:30 – 12:00
Chiều: 13:30 – 18:00