Khoảng 40% những người đã từng trải qua quá trình niềng răng cho rằng giai đoạn đeo thun tách kẽ là đau nhất và khó chịu nhất. Điều này khiến cho những người niềng răng sau đó luôn cảm thấy hoang mang, không biết thun tách kẽ đó là gì, tác dụng ra sao và nếu gây đau nghiêm trọng như thế thì liệu niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không? Tất cả những thắc mắc liên quan đến vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
I. Những điều cần biết về thun tách kẽ
Trước khi trả lời câu hỏi niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không, bạn cần phải biết được nó là gì cũng như những thông tin liên quan đến dụng cụ hỗ trợ niềng răng này.
- Thun tách kẽ là gì?
Thun tách kẽ (hay chun tách kẽ) được cấu tạo là một dải cao su hình tròn, đường kính khoảng 1cm. Nó không mềm như thun nịt thông thường mà hơi cứng, có nhiều màu sắc khác nhau và đặc biệt an toàn khi dùng trực tiếp trong khoang miệng.
Xem thêm: Bảng giá và chi phí niềng răng mới nhất 2020
- Công dụng của thun tách kẽ
Thun tách kẽ là dụng cụ đầu tiên bạn cần sử dụng trước lúc chỉnh nha, nó có nhiệm vụ chính là giúp các răng dịch chuyển ra xa, tạo khoảng trống cần thiết để đặt khâu niềng (khâu niềng có tác dụng giữ chắc dây cung và chịu lực để kéo chỉnh răng lệch lạc).
- Thun tách kẽ đặt ở đâu?
Vị trí đặt thun tách lẽ là giữa các răng hàm số 5&6, 6&7, có trường hợp chỉ cần đặt ở 1 vị trí. Thời gian đặt thun khoảng 5 – 7 ngày hoặc cho đến khi tạo được khe hở cần thiết theo dự định bạn đầu của bác sĩ.
- Đặt thun tách kẽ có lâu không?
Để đặt 1 vị trí thun tách kẽ đúng kỹ thuật, các bác sĩ có chuyên môn chỉ mất khoảng vài giây là hoàn thành, bao gồm cả hàm trên – hàm dưới và kiểm tra tổng quát thì bước này chỉ mất của bạn khoảng 5 phút. Có 2 cách đặt thu tách kẽ thường được áp dụng:
+ Cách 1: Sử dụng chỉ nha khoa co giãn luồn vào thun, đặt chỉ nha khoa vào chính giữa kẽ răng cần đặt chỉ và từ từ kéo về một phía. Thun tách kẽ sẽ theo đường đi của chỉ nha khoa để luôn được vào kẽ răng, sau đó bác sĩ sẽ rút chỉ nha khoa ra ngoài.
+ Cách 2: Sử dụng kìm phân tách nha khoa chuyên dụng để kẹp vào 2 phần đầu thun, kéo giãn chúng ra để làm mỏng chúng và đặt vào giữa kẽ răng.
II. Niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không?
Thun tách kẽ chính là khí cụ đầu tiên để “khởi động” cho một quá trình dài niềng răng và khi đeo chúng bạn sẽ không thể nào tránh khỏi sự đau nhức, khó chịu, nhất là ở thời gian đầu. Đây chính là lý do nhiều người “sợ” nó và đặt ra câu hỏi liệu răng niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không? Câu trả lời là CÓ.
Bạn có thể niềng răng mà không cần đến loại dụng cụ hỗ trợ này, có 2 trường hợp như sau:
+ Nếu răng bạn đã thưa và đủ khoảng trống: Việc đặt thun tách kẽ là không cần thiết và bác sĩ có thể bỏ qua giai đoạn này để tiến hành niềng răng luôn.
+ Nếu răng bạn không đủ khoảng trống để gắn band nhưng không muốn đặt thun tách kẽ: Bác sĩ có thể bàn bạc với bạn về một giải pháp thay thế là cắm mini vis trên nướu và dùng thun để dịch chuyển răng về phía minis được gắn này. Bạn có thể tham khảo về phương pháp này qua minh họa bên dưới.
Tuy nhiên, việc này không thể hoàn toàn do ý muốn cá nhân của khách hàng quyết định mà cần dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể của từng người. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cùng những lời khuyên phù hợp để giúp ca niềng răng của bạn có hiệu quả cao nhất.
III. Sự thật về cảm giác đau nhức khi đeo thun tách kẽ
Trên thực tế, những lo lắng về việc thun tách kẽ gây đau và mong muốn niềng răng không đặt thun tách kẽ của nhiều khách hàng là không cần thiết. Ngay cả khi bạn không đặt thun tách kẽ mà lựa chọn phương pháp cắm mini vít trên nướu cũng gây ra những cơn đau nhất định.
Những cơn đau này không đáng lo ngại mà thậm chí có thể gọi chúng là những cơn đau “hạnh phúc” vì chúng chứng minh được rằng răng của bạn đang di chuyển theo đúng mong muốn ban đầu. Ngoài ra, cường độ cơn đau cũng không quá đáng sợ như nhiều người miêu tả.
Ở những ngày đầu khi đeo thun, bạn có thể thấy chưa quen và rất vướng víu, đồng thời với đó là cảm giác đau khi răng di chuyển. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ mất dần ở những ngày sau – đó là khi bạn đã quen với cảm giác có sự xuất hiện của những “vật thể lạ” trong khoang miệng, hoặc cũng có thể là do răng bạn đã giãn cách đủ khoảng trống cần thiết.
Nếu cảm thấy đau nhức hay khó chịu, bạn có thể áp dụng một vài mẹo giảm đau tạm thời như chườm lạnh bên ngoài má hoặc ăn những đồ ăn mềm để giảm bớt áp lực cho răng.
Một lưu ý quan trọng là bạn cần chải răng nhẹ nhàng và hạn chế dùng chỉ nha khoa ở những vùng răng đang đặt thun tách kẽ vì chúng có thể bị rơi ra. Nếu bị rơi, hãy đến ngay nha khoa để được bác sĩ giúp đặt lại, không tự ý đặt thun tại nhà.
Nếu cần được tư vấn thêm về việc niềng răng không đặt thun tách kẽ hoặc bất cứ vấn đề nha khoa nào khác, bạn có thể liên hệ theo hotline 024.3747.8292 để nhận hỗ trợ từ các chuyên gia nha khoa.
>> Xem thêm: Niềng Răng Hô Mất Bao Lâu?