Mọi vấn đề răng miệng đều trở nên nhạy cảm trong thời gian thai kỳ, trong đó có trường hợp niềng răng khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có cách chăm sóc phù hợp để niềng răng không làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai và ngược lại.
1/ Về các trường hợp niềng răng khi mang thai?
Có hai trường hợp niềng răng khi mang thai:
♦♦♦ Trường hợp 1: Đã niềng răng trước khi mang thai
Có khá nhiều chị em đang trong quá trình niềng răng thì phát hiện mang thai. Nhiều người lo lắng với việc phải dừng quá trình niềng lại để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, việc niềng răng không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến thai nhi.
Bạn có thể thông báo với bác sĩ nha khoa về việc mang thai của mình trong những lần thăm khám tiếp theo và yêu cầu về việc giảm lực siết răng. Việc này có thể làm tăng thời gian niềng răng so với thời gian dự tính ban đầu, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể đình chỉ quá trình niềng răng của bạn trong khoảng 3 tháng cuối bằng việc tháo mắc cài và đeo hàm duy trì. Việc này để chuẩn bị cho quá trình sinh em bé nếu cần thiết.
♦♦♦ Trường hợp 2: Quyết định niềng răng trong quá trình mang thai
Nhiều người trước đó muốn niềng răng để cải thiện khuyết điểm nụ cười của mình, tuy nhiên điều kiện công việc hoặc cuộc sống không cho phép. Chính vì thế họ muốn tranh thủ thời gian nghỉ ngơi trong thai kỳ, không phải gặp gỡ đối tác khách hàng để kết hợp niềng răng luôn.
Tuy nhiên, việc bắt đầu một ca niềng răng cần rất nhiều thao tác như chụp X quang, nhổ răng, nong hàm… Những việc này đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Ngoài ra, một số người đánh giá giai đoạn đầu đeo niềng là giai đoạn đau đớn nhất, ăn nhai khó khăn nhất và bà bầu không nên trải qua cảm giác này.
Có thể nói, việc niềng răng trong quá trình mang thai không được bác sĩ khuyến khích thực hiện. Bạn cần tập trung sức khỏe và đảm bảo thực đơn đủ dịnh dưỡng để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất.
2/ Những khó khăn khi niềng răng của bà bầu
Thông thường, niềng răng được nhiều người đánh giá là một quá trình vất vả và niềng răng khi mang thai sẽ vất vả hơn gấp nhiều lần. Lý do là bởi:
+ Phụ nữ khi mang thai cần nạp lượng đồ ăn lớn và đa dạng hơn bình thường để đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển nên cần dành nhiều thời gian vệ sinh răng miệng hơn
+ Việc ốm nghén và thay đổi hormone trong cơ thể khiến men răng yếu hơn bình thường, điều này có thể gây bệnh lý răng miệng trong khi niềng
+ Cơ thể mệt mỏi khi bụng bầu ngày càng lớn gây ra cảm giác lười hoạt động và chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ các thao tác vệ sinh khi đeo niềng
+ Niềng răng cũng yêu cầu thăm khám và siết niềng răng định kỳ tại nha khoa, bà bầu cũng cần đi lại nhiều hơn trong khi cơ thể cần được nghỉ ngơi
Dù không gây hại cho thai nhi nhưng quá trình niềng răng lại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, và ngược lại việc mang thai cũng vô hình chung làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Đây là lý do bạn cần có kế hoạch chi tiết về việc mang thai và niềng răng để chúng không làm ảnh hưởng lẫn nhau.
3/ Lưu ý không thể bỏ qua khi niềng răng cho bà bầu
Niềng răng khi mang thai cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng, bao gồm cả chế độ vệ sinh răng miệng lẫn thực đơn ăn uống hàng ngày:
+ Bạn không cần phải đánh răng thường xuyên nhưng chắc chắn cần sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch toàn bộ mảng bám thức ăn thừa sau mỗi lần ăn, kể cả những bữa ăn phụ.
+ Thực hiện kết hợp cả bàn chải kẽ và bàn chải thường để chải răng, có thể sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho người niềng, tuy nhiên nên hỏi kỹ bác sĩ về thành phần để chắc chắn chúng phù hợp với phụ nữ mang thai.
+ Việc thèm đồ ngọt và đồ ăn vặt xảy ra ở khoảng 80% phụ nữ mang thai, tuy nhiên bạn nên hạn chế những thực phẩm quá ngọt và nhiều mảnh vụn vì chúng sẽ dắt lại nhiều trong các kẽ mắc cài và việc vệ sinh sạch sẽ chúng thì không hề đơn giản.
+ Bạn cần ghi nhớ lịch khám răng định kỳ tại nha khoa, tuy nhiên cũng có thể chủ động liên hệ với bác sĩ khi thấy bất thường trong khoang miệng, đặc biệt là bong tuột mắc cài.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn những lưu ý về niềng răng khi mang thai và có kế hoạch rõ ràng cho 2 việc này. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 024.3747.8292 để được các chuyên gia nha khoa tư vấn cụ thể về các vấn đề răng miệng trong thời gian mang thai.