Răng khôn ( hay còn gọi là răng số 8 ) Là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm và gần như không có chức năng gì. Thậm chí còn gây sưng, gây đau và làm hỏng các răng liền kề khác nếu mọc không đúng hướng: mọc lệch, mọc ngầm… Chính vì vậy, bác sĩ sẽ khuyên chúng ta nên nhổ bỏ chiếc răng khôn này đi  để tránh ảnh hưởng tới toàn bộ hàm răng. Vậy nhổ răng khôn mất bao nhiêu tiền và quy trình nhổ rao sao? Hãy cùng Navii tìm hiểu dưới đây:

I. Vì sao phải nhổ bỏ răng khôn

Do răng khôn mọc trong giai đoạn từ 15 – 25 tuổi, khi mà xương hàm và các mô liên kết đã cứng. Các răng mọc trước đã ổn định và chiếm hết chỗ nên khi răng số 8 mọc lên đã không còn nhiều khoảng trống. Chính vì vậy, chúng thường bị kẹt 1 phần hoặc toàn bộ răng trong xương hàm.

Chiếc răng khôn số 8 sẽ mọc ở phía trong cùng của cung hàm và mỗi người sẽ có tới 4 chiếc răng khôn nằm ở 4 góc hàm trên, dưới, trái, phải. Răng khôn thường sẽ gây sâu răng, viêm lợi bởi thức ăn thường sẽ mắc lại ở đó và lâu ngày sẽ tích tụ mảng bám gây nhiều bệnh về răng miệng. Ngoài ra những chiếc răng mọc lệch, mọc ngầm nếu không được nhổ sớm sẽ đâm hỏng các răng khác, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

nho-rang-khon-moc-ngam
Nhổ răng khôn ở đâu uy tín

II. Nhổ răng khôn số 8 mất bao nhiêu tiền?

Quy trình nhổ răng khôn số 8 sẽ phức tạp hơn răng khác và tùy thuộc vào vị trí và phương hướng mọc của răng khôn nên việc lựa chọn một nha khoa uy tín có thiết bị máy móc hỗ trợ tốt và bác sĩ tay nghề cao là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng cũng như chi phí nhổ răng khôn số 8

Nhổ răng khôn hết bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào vị trí và tình trạng răng của bạn. Dưới đây là giá tham khảo tại các trung tâm nha khoa

– Nhổ răng khôn hàm trên: 500.000 – 1.500.000 VNĐ/răng

– Nhổ răng khôn hàm dưới: 500.000 – 2.500.000 VNĐ/răng

Tham khảo bảng giá nhổ răng khôn mới nhất 2020 tại nha khoa Navii

[table id=7 /]

III. Quy trình nhổ răng khôn số 8 tại Navii Dental Care

Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị cho quy trình nhổ răng khôn

Trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn, bạn sẽ được khám và tư vấn cẩn thận. Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp X quang để xác định hướng mọc, vị trí chân răng, xương hàm xung quanh răng khôn,… Các bệnh lý răng miệng (nếu có) cũng sẽ được điều trị để ổn định trước khi nhổ răng.

nho-rang-khon-co-dau-khong
Bác sĩ kết hợp thăm khám bên ngoài và phim chụp Xquang để có phương thức nhổ răng khôn phù hợp.

Ngoài ra, Bác sĩ xét nghiệm một vài chỉ số cơ bản như huyết áp, tốc độ đông máu,… Bạn cũng sẽ được hỏi về tiền sử bệnh lý, thuốc đang dùng (nếu có),… để đảm bảo an toàn. Những người có sức khỏe không tốt, mắc các bệnh về tim mạch, máu khó đông,… thì không nên nhổ răng khôn.

Bác sĩ khuyên bạn nên nhổ răng vào buổi sáng thay vì buổi chiều, để có thể trạng sức khỏe tốt hơn, hồi phục nhanh hơn.

Bước 2: Thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn

Bác sĩ vệ sinh răng miệng, sát khuẩn vùng cần nhổ răng. Sau đó, bạn sẽ được gây tê cục bộ, tránh cảm giác đau nhức xảy ra trong quá trình nhổ răng.

Bác sĩ sử dụng đầu máy siêu âm di chuyển quang vùng ổ răng cần nhổ, làm đứt dây chằng nha chu, tạo điều kiện cho việc lấy răng ra được dễ dàng. Sau khi nhổ, Bác sĩ sẽ khâu vết thương.

Bệnh nhân cắn chặt bông gòn để cầm máu, kết thúc ca tiểu phẫu răng số 8.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo