Nhổ răng khôn có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tâm lý bệnh nhân, tay nghề bác sĩ, dụng cụ y tế,… Việc nhổ răng là sẽ đau nhưng mức độ đau nhiều hay không còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố. Cùng Navii tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé.
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn còn được gọi là răng số 8, là răng vĩnh viễn mọc trong cùng của mỗi cung hàm.
Nếu may mắn răng khôn của bạn có thể mọc thẳng, tuy nhiên cũng sẽ khá chật vật vì các răng vĩnh viễn khác đã chiếm gần như hết chỗ trên cung hàm. Thông thường, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức hay mất ăn mất ngủ vì mọc răng nếu rơi vào trường hợp này.
Nếu răng khôn mọc ở các vị trí không thuận lợi như: mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt, bị lợi trùm,… thì chúng không chỉ gây đau, sưng, viêm khó chịu, mà còn khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dễ bị giắt thức ăn, dễ gặp các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, áp-xe răng,…
Đặc biệt, chiếc răng số 8 này còn có thể đâm hỏng răng hàm số 7 kế cận, và làm xô lệch hệ thống ăn nhai. Đây là lý do Bác sĩ khuyên bạn nên nhổ răng khôn ngay nếu phát hiện mọc-dại.
Vậy nhổ răng khôn có đau không và khi nào cần nhổ răng khôn?
2. Trường hợp nào cần nhổ răng khôn?
Không phải răng khôn nào cũng cần phải nhổ bỏ. Bạn có thể giữ chúng trên cung hàm nếu:
- Răng khôn mọc thẳng, thuận lợi – không bị kẹt dưới xương và nướu.
- Người mắc một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như: tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu,…
- Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…
Còn nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây, bạn nên tiến hành nhổ bỏ càng sớm càng tốt:
- Mọc răng kéo theo các cơn đau kéo dài, nhiễm trùng lặp đi lặp lại
- U nang, viêm mủ tại khu vực mọc răng
- Răng khôn mọc sai hướng: mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt,…
- Răng khôn ảnh hưởng đến răng lân cận, gây giắt thức ăn với răng bên cạnh
- Hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng
- Răng khôn mắc bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu
- Răng khôn là nguyên nhân của bệnh toàn thân khác
3. Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn có đau không? còn tùy thuộc vào khả năng chịu đau và tâm lý của mỗi người. Tuy nhiên, mức độ đau không đáng sợ, hoàn toàn nằm trong ngưỡng có thể chịu được.
Cơn đau và ê buốt sẽ được kiểm soát nhờ thuốc tê. Tình trạng đau, ê nhức sẽ xảy ra nặng, nhẹ hoặc không bị tùy cơ địa từng người sau khi lấy được răng khôn, thuốc tê hết tác dụng. Nếu răng khôn mọc quá phức tạp, bạn có thể cảm thấy vùng xương hàm bị sưng và nhức trong một vài ngày. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc để bạn giảm sưng, đồng thời bạn có thể chườm đá để giảm sưng nhanh hơn.
Bước 1: Bạn súc miệng với dung dịch khử trùng chuyên dụng.
Bước 2: Bác sĩ tiến hành gây tê tại khu vực nhổ giúp kiểm soát cơn đau xảy ra lúc nhổ răng. Các dụng cụ nhổ răng chuyên dụng như kìm, khoan cắt,… sử dụng cho bạn đã được vô trùng hoàn toàn.
Bước 3: Bác sĩ rạch nướu răng tại vị trí mọc răng khôn.
Bước 4: Sau khi tách nướu lộ xương, Bác sĩ có thể dùng kìm lấy răng khôn ra. Hoặc đối với các trường hợp phức tạp, sẽ cần mài một ít xương mặt ngoài quanh cổ răng khôn, khoan chia cắt răng khôn thành từng phần rồi lấy ra.
Bước 5: Dùng chỉ khâu lại đường rạch nướu vừa cắt. Hoàn tất quá trình nhổ răng khôn.
Bước 6: Bạn súc miệng và nhét bông cầm máu.
Thời gian nhổ răng khôn thường kéo dài từ 15 – 30 phút hoặc vài tiếng.
5. Lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín
Việc nhổ răng khôn không đau còn phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn nha khoa uy tín. Quá trình nhổ răng khôn đòi hỏi sự cẩn thận và tay nghề của bác sĩ, đặc biệt đối với tình trạng mọc lệch, mọc ngầm. Nếu Bác sĩ không nắm rõ tình trạng răng của Bệnh nhân hoặc nhổ răng không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau nhổ.
Vì vậy, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín hoặc các bệnh viện lớn. Đội ngũ Bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm giúp đảm bảo quá trình nhổ răng khôn an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, bạn hãy lưu ý vài điều trước và sau nhổ răng khôn để quá trình nhổ răng thuận lợi và hạn chế cơn đau như sau:
Trước khi nhổ răng khôn
- Ăn no trước khi nhổ răng
- Ăn no giúp thể trạng cơ thể ổn định, không bị tụt huyệt áp đột ngột khi tiểu phẫu, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
- Chuẩn bị tâm lý trước khi nhổ răng
Nhổ răng khôn có lẽ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là những người sợ đau trước khi tới nha khoa. Nhưng nếu để quá lâu, thì việc đau răng sẽ kéo dài và liên quan tới răng khác nếu răng khôn không được nhổ kịp thời. Trên thực tế, việc nhổ răng khôn không đau nhờ có sự hỗ trợ từ thuốc tê và Bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo quy trình vô trùng dụng cụ y tế, quá trình nhổ răng hoàn toàn nhẹ nhàng.
Sau khi nhổ răng khôn
Thuốc tê sẽ hết tác dụng sau khi nhổ răng từ 1 – 1,5 tiếng. Để giảm tình trạng sưng nhức sau nhổ có thể xảy ra, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Cắn chặt bông gòn khoảng 30 – 45 phút sau khi nhổ răng khôn để cầm máu.
- Uống thuốc kháng sinh và giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ.
- 6 giờ đầu sau nhổ răng khôn: không súc miệng, không khạc nhổ, không dùng tay hoặc vật dụng khác chạm vào vị trí nhổ răng.
- Chọn đồ ăn mềm, lỏng như súp, miến, cháo,…
- Hạn chế ăn nhai ở vị trí vừa mới nhổ răng để hạn chế tác động đến vết mổ.
- Tránh hút thuốc, uống rượu bia, nước ngọt trước và sau khi nhổ răng khôn.
- Gặp Bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như sưng, đau, sốt kèo dài kèm theo chảy máu không dứt.
[table id=7 /]
Lời kết
Chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi nhổ răng khôn sẽ khiến bạn cảm thấy việc nhổ răng khôn vô cùng đơn giản và việc nhổ đau hay không sẽ không có gì đáng lo ngại bởi trước khi nhổ răng khôn cho bạn, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ cho bạn nên bạn sẽ không cảm thấy gì.
Việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa nhổ răng khôn uy tín sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng cũng như tay nghề của bác sĩ
Nếu bạn sắp xếp được thời gian, Navii mời bạn đến các cơ sở của nha khoa để được Bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả, mức giá nhổ răng khôn phù hợp.
• Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
• Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chúc bạn luôn có hàm răng khỏe mạnh!