Nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi luôn là câu hỏi của rất nhiều người trước khi đến Navii DEntal Care để nhổ răng

Để trả lời cho câu hỏi nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi. Bác sĩ Hòa tại nha khoa Navii giải đáp bạn đọc rằng: Tùy vào thể trạng của người bệnh sau quá trình nhổ răng khôn mà thời gian khỏi sẽ có sự khác nhau và sớm nhất là khoảng từ 1-2 tuần.

Răng khôn gây ra những biểu hiện như đau nhức, sưng nướu, chảy máu chân răng, ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt của người bệnh. Nhiều người đã đi nhổ răng để răng miệng được khỏe hơn. Vậy nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi để có thể yên tâm ăn uống bình thường?

nho-rang-khon-bao-lau-thi-khoi
Nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào cơ địa mỗi người

I. Nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi phụ thuộc yếu tố nào?

Việc nhổ răng khôn thực chất là một ca tiểu phẫu lấy răng ra khỏi hàm, sau khi nhổ răng xong, tình trạng chảy máu, sưng tấy là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên hiện tượng này chỉ kéo dài trong vài ngày và giảm dần.

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết nhổ và cầm máu cho người bệnh, còn việc nhổ răng khôn khi nào mới lành thì phụ thuộc vào thể trạng, chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng có đảm bảo hay không.

Sau khi răng được nhổ sẽ để lại một lỗ rỗng trong hàm, có người chỉ mất hơn 1 tuần để lỗ rỗng hồi phục, lấp đầy nướu, có người cơ địa không tốt thì mất đến 1 tháng mới có thể ăn uống và nhau như bình thường. Do vậy, chúng ta không xác định được sau khi nhổ răng không sẽ phải mất bao lâu thì mới lành hẳn.

anh-chup-x-quang-rang-khon
Ảnh chụp X Quang răng khôn trước khi nhổ

Tuy nhiên, có 3 yếu tố quyết định đến việc bạn nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi đó là:

Cơ địa

– Cơ địa của bạn có tốt không, nếu tốt thì bạn sẽ chỉ cần 1-2 tuần để lành hẳn, nếu cơ địa bạn không tốt thì phải mất hơn 1 tháng mới có thể lành được

Vết nhổ răng khôn

– Nếu vết nhổ răng không của bạn nhỏ, lỗ rỗng không quá to thì thời gian lành sẽ nhanh hơn, và yếu tố này quyết định bởi trình độ chuyên môn của bác sĩ và cơ sở vật chất nơi bạn nhổ răng

Phương pháp nhổ răng khôn

– Nếu răng khôn bạn mọc lệch, mọc ngầm sẽ có quy trình và phương pháp nhổ răng khác so với những có răng khôn mọc thẳng, do vậy vết thương không giống nhau và quá trình lành lặn cũng không thể giống nhau.

Chế độ ăn uống, vệ sinh khoang miệng cũng ảnh hưởng tới thời gian lành vết thương sau nhổ. Việc vệ sinh sạch sẽ và vệ sinh kỹ răng miệng rất khó khăn do răng khôn nằm phía trong cùng gần răng hàm nên đồ ăn, thức uống thường tích tụ, vi khuẩn bám nhiều trong răng. Hơn nữa, khi nhổ răng xong, việc sưng tấy, đay nhức sẽ khiến cho bạn khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là vùng răng mới nhổ xong.

Nếu thức ăn ứ động ngày càng nhiều thì vi khuẩn phát triển, tấn công vào vết nhổ gây viêm nhiễm nghiêm trọng thì nguy cơ lành vết nhổ sẽ kéo dài.

Trong trường hợp bạn đã đi nhổ răng được hơn 1 tháng nhưng vết thương vẫn chưa lành hẳn thì bạn nên đến bác sĩ để khám và điều trị lại, tránh những biến chứng mà chúng ta không thể lường trước được.

nho-rang-khon-bao-lau-thi-khoi-phu-thuoc-an-uong
Nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống

II. Làm thế nào để vết nhổ răng khôn mau khỏi

Để có được hàm răng chắc khỏe sau khi nhổ và không phải chịu nhưng cơn đau, bạn hãy lưu ý đến một số vấn đề sau:

Sau khi nhổ răng, cần cầm máu ngay lập tức, đợi sau khoảng 2 giờ đồng hồ thì máu sẽ chảy ít và ngừng chảy máu. Tránh sự tác động hay va chạm lên vùng răng mới nhổ để tránh gây chảy máu lại và nhiễm trùng răng miệng.

Một số người nghĩ rằng, sau khi nhổ răng thì nên ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối để cầm máu tại nhà, tuy nhiên việc làm này không những khiến máu không thể cầm mà còn gây ra tai hại cho vết nhổ, vết nhổ sẽ to hơn, rát hơn và chảy máy nhiều hơn.

Có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, không ăn những thực phẩm cứng phải nhau nhiều mà chỉ ăn cháo, súp, uống sữa, bạn nhớ băm nhỏ thức ăn khi nấu và nấu nhuyễn để nhai dễ dàng hơn. Trong khi nhau, cũng hạn chế đưa thức ăn vào sâu trong hàm bởi có thể đụng đến vết nhổ răng khôn rất nguy hiểm.

Sau khi ăn xong, súc miệng nhẹ nhàng bằng nước ấm vừa để loại bỏ thức ăn thừ còn bám trong miệng, vừa làm sạch vết nhổ, dùng bàn chải đánh răng cọ mềm, đánh nhẹ nhàng và từ từ để tránh cọ xát vào vết nhổ gây bong, chảy máu và nhiễm trùng.

Lưu ý

Uống thuốc kháng sinh giảm đau, chống viêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không sử dụng thuốc giảm đau một cách “vô tội vạ”, những loại thuốc không nằm trong kê đơn của bác sĩ. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường từ vết nhổ như chảy máu kéo dài, cục sưng to, sốt thì cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được khám lại và có biện pháp chữa trị kịp thời.

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo