Răng cấm là những răng đảm nhiệm chức ăn nghiền nát thức ăn chính của cả hàm. Nhổ răng cấm là chỉ định cuối cùng của Bác sĩ khi không thể bảo tồn răng được nữa. Vậy nhổ răng cấm có nguy hiểm không? Có đau không?
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thái Hòa – 14 năm kinh nghiệm làm việc tại Navii Dental Care sẽ trực tiếp chia sẻ trong bài viết sau đây.
1. Răng cấm là gì?
Răng cấm là các răng hàm số 6, số 7; có kích thước lớn nhất trên cung hàm. Mỗi hàm sẽ có 4 răng cấm, đảm nhiệm chức năng nghiền nát thức ăn chính của cả hàm.
Đảm nhiệm chức năng quan trọng như trên mà lại không thay răng – chỉ mọc lên 1 lần duy nhất nên những răng này được gọi là răng cấm – nghĩa là cấm đụng đến, cấm được nhổ bỏ. Chúng ta phải chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ những răng cấm này thật tốt.
2. Khi nào phải nhổ răng cấm?
Trước khi giải đáp nhổ răng cấm có nguy hiểm không, Navii muốn cung cấp thông tin để bạn biết răng cấm của mình có nên nhổ bỏ không.
Vì đóng vai trò nghiền nát thức ăn chính cho cả hàm, nên răng cấm chỉ được nhổ khi có sự thăm khám kỹ càng và chỉ định từ Bác sĩ. Bạn không được tự ý nhổ bỏ khi chưa có đánh giá rõ ràng. Thông thường, Bác sĩ sẽ cố gắng để phục hồi răng cấm tối đa. Chỉ khi không có phương án bảo tồn nào có thể sử dụng được thì mới tư vấn nhổ bỏ.
Một số trường hợp bạn sẽ cần nhổ răng cấm gồm:
- Răng bị bệnh lý không thể phục hồi như: sâu răng, viêm tủy nặng,…
- Răng bị vỡ, sứt, mẻ,.. không thể phục hồi do tác động từ bên ngoài như: va đập, chấn thương, tai nạn,…
3. Nhổ răng cấm có đau không? Có nguy hiểm không?
Răng cấm là các răng số 6, số 7 có kích thước lớn nhất trên cung hàm, liên kết với nhiều dây thần kinh nên lo lắng nhổ răng cấm có nguy hiểm không là điều dễ hiểu.
Hiện nay, với sự hỗ trợ từ máy móc công nghệ hiện đại thì việc nhổ răng cấm đã không còn đau và đáng lo ngại. Nếu như trước kia Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa như kìm, nạy,.. để vạch nướu lấy răng ra -xâm lấn khá nhiều đến các tổ chức quanh răng thì nay với công nghệ nhổ răng mới bằng máy Piezotome, quá trình nhổ răng sẽ khôn sẽ diễn ra vô cùng an toàn, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu.
Cụ thể, máy Piezotome giúp nhẹ nhàng làm đứt gãy các dây chằng nha chu và tách răng ra khỏi ổ một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Ngoài ra, Bác sĩ sẽ gây tê trước khi nhổ răng nên cơn đau, buốt sẽ được kiểm soát hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn trọng lựa chọn các Bệnh viện lớn, nha khoa uy tín để đảm bảo việc nhổ răng cấm diễn ra an toàn.
Tại Navii Dental Care, quy trình nhổ răng cấm được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y Tế, bao gồm các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Khám và chụp phim X-quang
Bác sĩ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng (tình trạng cao răng, viêm lợi,…) Nếu sức khỏe răng miệng không cho phép nhổ răng cấm; bạn sẽ được kê toa kết hợp điều trị tại nha khoa cho đến khi tình trạng ổn định.
Bác sĩ cũng sẽ chụp phim X-quang để xem xét đặc điểm, vị trí, độ dài của răng cấm cần nhổ. Tiền sử bệnh lý của Bệnh nhân, loại thuốc đang sử dụng hiện tại (nếu có)… cũng sẽ được tổng hợp để đảm bảo ca nhổ răng diễn ra an toàn.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng, sát khuẩn và gây tê
Sau khi vệ sinh và sát khuẩn răng miệng, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ở vùng răng cần nhổ, giúp Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong quá trình thực hiện. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm, việc nhổ răng không còn “ám ảnh” và đau đớn như ngày xưa nữa.
Bước 3: Nhổ răng cấm
Bác sĩ sử dụng máy siêu âm kết hợp các thiết bị nha khoa chuyên dụng để lấy răng cấm ra khỏi cung hàm. Sau khi nhổ răng, nếu vết nhổ khá lớn thì Bác sĩ sẽ may lại bằng chỉ khâu y tế. Nếu vết thương nhỏ thì có thể bỏ qua bước này. Bạn cắn gạc trong khoảng 30 – 45 phút để cầm máu.
Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà
Sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng viêm và giảm sưng đau cho bạn cũng như hướng dẫn các cách chăm sóc răng sau nhổ tại nhà.
- Xem thêm: Nhổ răng cấm hết bao nhiêu tiền?
4. Cách chăm sóc răng sau khi nhổ răng cấm
Bạn cần lưu ý chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng sau nhổ răng để vết thương nhanh lành.
Cụ thể, ưu tiên các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp vài ngày đầu sau nhổ răng. Đồng thời tránh các món ăn chưa được chế biến kỹ, đồ nhọn, cứng làm tổn thương ổ răng.
Về việc vệ sinh răng miệng, bạn cần lưu ý:
- Ở đêm đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn nên súc miệng nhẹ nhàng với nước muối để sát khuẩn, đánh răng nhẹ nhàng ở các răng bên ngoài. Nếu tình trạng sưng và chảy máu nặng, bạn có thể bỏ qua bước đánh răng.
- Ở ngày thứ 2, bạn có thể đánh răng bình thường. Tuy nhiên, không chạm vào vùng răng mới nhổ. Duy trì việc súc miệng bằng nước muối trong 1 tuần đầu để sát trùng vết thương, ngăn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Đặc biệt, răng cấm đóng vai trò chủ lực trong việc ăn nhai. Vì vậy, sau khi nhổ răng cấm, bạn cần trồng lại răng mới càng sớm càng tốt. Răng mất để lâu ngày không chỉ ăn nhai mà còn khiến tiêu xương, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Biện pháp tối ưu hiện nay cho người mất răng cấm là trồng răng implant.
Qua bài viết Nhổ răng cấm có nguy hiểm không?, Navii đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết xung quanh việc nhổ bỏ chiếc răng hàm số 6 này.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến việc nhổ răng cấm, hoặc các vấn đề răng miệng khác, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc gọi điện trực tiếp vào Hotline 024.3747.8292 để được Bác sĩ của Navii giải đáp nhanh nhất nhé.
Nếu được, mời bạn qua cơ sở của Navii để được Bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác, hoàn toàn Miễn Phí bạn nhé.
• Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
• Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Thân mến!
Bài viết khác có thể bạn quan tâm