Niềng răng được coi là giải pháp hữu hiệu giúp hàm răng đều đẹp và chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người bệnh thì đa số họ đều gặp phải tình trạng niềng răng bị ê buốt. Tại sao sau khi niềng răng bị ê buốt? Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào hiệu quả nhất?
Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Navii bạn nhé.
1. Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Niềng Răng Bị Ê Buốt?
Tình trạng răng bị ê buốt sau khi thực hiện niềng răng, rất dễ gặp ở những bệnh nhân mới bắt đầu niềng răng ở tuần đầu tiên.
Trước khi niềng răng, hàm răng đang ở trạng thái tự do vì chúng ta đã thích nghi với nó. Khi niềng, hàm răng sẽ phải chịu lực tác động của mắc cài dẫn đến cảm giác ê buốt vì răng chưa kịp “làm quen”.
Tin vui là cảm giác này sẽ không ở lại lâu mà sẽ biết mất sau khoảng vài ngày bạn thích ứng dần với mắc cài. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp niềng răng bị đau, ê buốt sau khi đã trải qua vài tuần.
Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến răng bị đau, ê buốt sau niềng răng.
1.1. Kỹ Thuật Chỉnh Nha Không Đảm Bảo
Tay nghề của bác sĩ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một ca chỉnh nha. Hiện nay có rất nhiều địa chỉ nha khoa “mọc” lên, bạn chỉ cần đi xung quanh khu vực mình đang sống vài trăm mét thôi là tìm được một phòng khám nha rồi.
Tuy nhiên, không ít trường hợp trong số này “Bác sĩ chỉnh nha” là những kỹ thuật viên nha khoa sau một thời gian trong nghề tự đứng ra mở phòng khám, không chỉ khiến nhiều bệnh nhân gặp tình trạng ê buốt răng kéo dài mà còn có thể làm xô lệch cả hàm răng.
Chỉ cần chỉ định tăng lực không phù hợp, đốt cháy giai đoạn hay chỉ định lực kéo sai hoặc quá mạnh thôi đã có thể khiến quá trình niềng răng của bạn trở thành “ác mộng”.
1.2. Do Nền Răng Yếu
Với những bệnh nhân có nền răng yếu thì việc bị đau, ê buốt trong quá trình thực hiện các biện pháp thẩm mỹ răng là điều không tránh khỏi.
Các khí cụ niềng răng sẽ tác động một lực vừa đủ để kéo răng về đúng quỹ đạo của nó trên cung hàm. Nếu răng của bạn không “đủ khỏe” để chịu đựng các lực kéo đó, bạn sẽ cảm thấy bị đau và ê buốt trong khoảng 1 – 2 tuần đầu tiên.
1.3. Khí cụ niềng răng kém chất lượng
Đặc biệt là các loại niềng răng mắc cài, những chiếc mắc cài này được gắn lên bề mặt răng, dây cung sẽ tác động lực lên mắc cài để “kéo” răng dần về vị trí mong muốn.
Nhưng các loại mắc cài kém chất lượng sẽ không chịu lực tốt, dẫn đến ma nhiều lên răng, khiến cho răng bị ê buốt trong thời gian dài.
1.4. Chế độ ăn uống không tốt
Để có được hiệu quả niềng răng tốt nhất, bệnh nhân cần tuyệt đối phối hợp và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Ngoài việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, bệnh nhân cần phải kiêng các loại thức ăn dai, cứng, nhiều đường, nhiều axit hoặc quá nóng, lạnh…
Bởi những món ăn thơm ngon tưởng chừng như vô hại này có thể tác động xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như độ bền và độ chính xác của khí cụ niềng răng.
Vì thế, để giảm ê buốt trên răng cũng như đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất, các bác sĩ tại Navii luôn khuyên bệnh nhân của mình nên ăn các thức ăn mềm hoặc dạng lỏng.
2. Cách Khắc Phục Niềng Răng Bị Ê Buốt Hiệu Quả
Để hạn chế tối đa tình trạng niềng răng bị ê buốt, bạn nên tuân thủ những điều đưới đây:
2.1. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín
- Lựa chọn địa chỉ có bác sĩ chuyên về chỉnh nha, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn tránh được tối đa tình trạng niềng răng bị ê buốt. Bởi chỉnh nha, muốn thành công đòi hỏi phải có bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao và phải có kinh nghiệm.
- Muốn niềng răng được đẹp bạn cần chọn bác sĩ giỏi, để phán đoán tốt nền răng, cũng như tốc độ di chuyển của răng, chỉ định lực kéo vừa đủ, chuẩn đối với từng giai đoạn niềng răng thì hiệu quả mới đạt được cao nhất mà vẫn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, không gây đau cho người niềng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ niềng răng uy tín ở đây.
2.2. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng như bác sĩ chỉnh nha đã tư vấn
Nếu như nền răng là yếu tố khách quan mà bạn không thể cải thiện, thì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trong khi niềng răng là các yếu tố nằm trong tay bạn để hạn chế sự ê buốt khi niềng răng. Bên cạnh đó, bạn cần tái khám đúng lịch hẹn, thực hiện đúng các chỉ định cũng như những lời dặn dò của bác sĩ về niềng răng, thói quen sinh hoạt, cách chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng trong quá trình niềng răng.
Nếu bạn còn bất kỳ khúc mắc nào liên quan đến tình trạng ê buốt khi niềng răng, bạn có thể bình luận phía dưới để các Bác sĩ của Navii tư vấn trực tiếp cho bạn nhé.