Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất tối ưu hiện nay, tuy nhiên vẫn không tránh được một số biến chứng. Implant bị đào thải là một trong những biến chứng không mong muốn nhất sau trồng răng. Hậu quả là bệnh nhân không chỉ mất số tiền lớn cho chi phí trồng răng lần 1, mà còn mất thêm chi phí cơ hội của việc trồng răng lại, tốn rất nhiều thời gian cùng một chế độ nghỉ dưỡng nghiêm ngặt để phục hồi.
Việc nhận biết được nguyên nhân và những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Lê Thị Thái Hòa – bác sĩ chuyên môn tại Navii Dental Care sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
1/ Nguyên nhân Implant bị đào thải
Thông thường, sau tuần đầu tiên khi cấy ghép trụ răng Implant thì xương hàm bắt đầu hình thành ở bề mặt implant và bắt đầu quá trình tích hợp chân răng với vùng xương hàm bên dưới.
Tuy nhiên, một số trường hợp thì quá trình tích hợp xương sẽ không diễn ra bình thường như vậy và implant bị đào thải ra ngoài. Tình trạng này diễn ra do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể:
+ Do dị ứng với thành phần trong trụ răng
Hầu hết chân răng Implant đều được chế tạo từ titanium – một kim loại tương hợp sinh học và an toàn với cơ thể con người. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nó vẫn có thể gây kích ứng và bị cơ thể đào thải ra ngoài.
Việc này tùy thuộc vào cơ địa của từng người, chính vì thế mà nếu bạn có tiền sử dị ứng với kim loại nặng hãy thông báo lại cho bác sĩ trong quá trình thăm khám trước khi phục hình để bác sĩ có những biện pháp tốt nhất cho bạn.
Ngoài ra, những trụ implant không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không đảm bảo chất lượng cũng là nguyên nhân gây đào thải và một loạt biến chứng nguy hiểm khác.
+ Mật độ xương không đủ để tích hợp implant
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để implant tích hợp thành công chính là mật độ xương hàm. Nếu xương hàm của bạn quá xốp, quá yếu hay không đủ mật độ (do tiêu xương do mất răng lâu ngày) sẽ không thể đủ sức neo giữ thân răng.
Những trường hợp này nếu không được ghép xương hàm hoặc có biện pháp lựa chọn implant phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là đào thải implant.
+ Bác sĩ trồng răng tay nghề “non”
Trồng răng implant là một dịch vụ đặc biệt phức tạp trong nha khoa, nó yêu cầu rất cao về trình độ tay nghề, khả năng phán đoán và kinh nghiệm của bác sĩ. Việc đặt trụ implant bị lệch, không đúng góc, quá sâu hoặc quá nông sẽ khiến trụ răng khó tích hợp với xương hàm và bật ra ngoài sau một thời gian ngắn.
+ Nhiễm trùng sau trồng răng
Đây là nguyên nhân phổ biến mà nhiều người gặp phải, nó xuất phát từ chính quá trình ăn nhai và chăm sóc răng miệng hàng ngày của bạn. Nhiễm trùng có thể bắt nguồn từ mảng bám thức ăn thừa không được làm sạch, chải răng sai cách, dùng đồ ăn quá nóng/lạnh/cay/nhiều axit, dùng các sản phẩm vệ sinh răng miệng có tính kích ứng cao…
Bên cạnh đó, nhiễm trùng cũng có thể xuất phát từ quá trình trồng răng không đảm bảo vấn đề vệ sinh và vô khuẩn tại nha khoa.
+ Duy trì thói quen xấu sau trồng răng
Các chất kích thích đều là những thứ cần phải kiêng khem khá gắt gao sau trồng răng, đặc biệt là thuốc lá. Trong thuốc lá có chứa nicotin, carbon monoxide, hydrogen cyanide – đều là các chất ảnh hưởng lớn đến quá trình lành thường và làm sụt giảm sự cấp máu đến vị trí trồng răng.
Tuy không phổ biến nhưng thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến quá trình tiêu xương hàm diễn ra nhanh hơn, khiến vùng lợi chân răng bị tụt xuống và men răng trở nên ố vàng.
2/ Dấu hiệu cho thấy chân răng implant có vấn đề?
Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng implant bị đào thải bao gồm:
+ Phần trụ răng bị lung lay
Khi sờ vào cũng như khi ăn nhai tại vị trí mới cấy ghép răng, bạn sẽ thấy có sự lung lay nhẹ. Tình trạng này có thể do bị gãy ngang chân răng bên trong nhưng cũng có khả năng cao là do chân răng không tích hợp với xương hàm và đang trong quá trình đào thải ra ngoài.
+ Phần trụ răng bị trồi lên và lộ hẳn ra ngoài
Thông thường chân răng implant sẽ nằm hoàn toàn bên dưới lợi và tích hợp với xương hàm và giữ vai trò như một chân răng thật. Nhưng nếu có hiện tượng đào thải, chúng sẽ bị đẩy dần lên và trồi lên mặt nướu, bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
+ Cảm giác sưng đau ngày càng rõ rệt
Khi đào thải, implant có thể sẽ gây ra viêm nhiễm. mưng mủ và tệ hơn là tình trạng áp xe răng. Lúc này, cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ luôn thường trực trong khoang miệng, mức độ đau nhức tăng dần qua từng ngày khiến bạn khó có thể nói chuyện hay ăn nhai bình thường được.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp trụ implant đào thải một cách “thầm lặng”, không có bất cứ một biểu hiện nào khiến bạn có thể nhận ra. Cho đến khi trụ bị rơi ra ngoài và lúc đấy bạn mới nhận ra mức độ nguy hiểm của sự việc. Đây chính là lý do bạn cần thực hiện thăm khám theo đúng lịch mà bác sĩ nha khoa đã đề ra.
3/ Phải làm sao với chân răng bị đào thải?
Khi đối mặt với tình trạng Implant bị đào thải, bạn đừng quá lo lắng nhưng cũng tuyệt đối không được chủ quan. Một cuộc gọi đến bác sĩ là điều cần thiết nhất để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám trong thời gian sớm.
Mỗi tình trạng khác nhau sẽ có phương pháp và quy trình điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung, bác sĩ sẽ thực hiện theo các bước bao gồm:
+ Lấy trụ răng ra khỏi xương hàm
+ Xử lý viêm nhiễm trong ổ răng (nếu có)
+ Kiểm tra xương hàm, xác định nguyên nhân
+ Cấy ghép implant lần 2 hoặc đưa ra phương pháp trồng răng khác
Là đơn vị thường xuyên tiếp nhận các ca trồng răng implant và bọc răng sứ bị hỏng, Navii Dental Care nhận thấy việc cắm implant lần 2 sẽ mất thời gian, khó khăn và gây đau nhức nhiều hơn rất nhiều so với lần đầu. Chính vì thế, bạn hãy giành nhiều thời gian vào việc tìm hiểu và lựa chọn một nha khoa thực sự uy tín để việc trồng răng diễn ra một cách an toàn, hiệu quả nhất.
Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nghi ngờ về việc Implant bị đào thải nào xảy ra, bạn vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên trồng răng implant tại Navii Dental Care để có biện pháp khắc phục sớm nhất!
- Hotline: 024.3747.8292
- Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội