Hàm trainer cho trẻ được đánh giá là phương pháp chỉnh sửa hướng mọc và điều trị các vấn đề về răng miệng hiệu quả nhất. Là một phụ huynh thông thái, bạn không thể không tìm hiểu những thông tin về phương pháp này để chuẩn bị cho bé quá trình phát triển hàm răng vĩnh viễn đều đặn và khỏe mạnh nhất.
1/ Hàm Trainer cho bé là gì?
Hàm Trainer cho bé được thiết kế với dạng khay liền, chất liệu silicon không nhiệt, dẻo hoặc Polyuretan. Hàm trainer có tính đàn hồi tốt, mặt ngoài cung răng ở trên và dưới có các gờ hình parapol phù hợp với các kích cỡ răng khác nhau và có thể dễ dàng điều chỉnh.
Những trường hợp nên dùng hàm bao gồm: các bé có thói quen răng miệng xấu (nghiến răng, mút tay, đẩy lưỡi…), khớp cắn sâu, răng mọc chen chúc, mọc lệch lạc hoặc mọc thưa. Những trường hợp này có thể phát hiện bằng mắt thường tuy nhiên độ chính xác không cao, chính vì thế bạn nên đưa bé đến nha khoa thăm khám cụ thể nếu thấy có biểu hiện nghi ngờ.
Các chuyên gia nha khoa chia hàm thành 2 loại với 2 màu sắc khác nhau:
➤ Hàm màu xanh: Sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, nó còn được gọi là niềng răng phòng ngừa. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ đeo khoảng 8 – 12 tháng để giúp định hình lại khoảng răng cửa, giúp chúng mọc thẳng, cân đối và đúng khớp cắn.
➤ Hàm màu hồng: Sau khi trẻ đã đeo hàm màu xanh và răng đã định hình lại thì sẽ tiếp tục đeo hàm màu hồng. Hàm này cứng hơn, lực tác dụng mạnh hơn và có tác dụng duy trì kết quả điều trị ổn định, tránh tình trạng răng mọc chen chúc trở lại.
2/ Chức năng của hàm trainer
Khác với những dòng chỉnh nha thông thường khác, hàm trainer không những giúp định vị răng mà còn giúp bé thay đổi những thói quen xấu trong khoang miệng. Cụ thể như sau:
➤ Chỉnh lại thế mọc răng, định vị hàm
Hàm trainer giúp ổn định lại sự phát triển khuôn hàm của bé ngay từ khi còn răng sữa, đồng thời sắp xếp lại các răng trên khuôn hàm theo một trật tự chuẩn. Ngoài ra, nó còn giúp cân bằng lực các cơ ở má, môi, chỉ đạo đúng vị trí của lưỡi trên khuôn hàm.
Đây là chức năng chính của hàm trainer, nhằm tạo tiền đề cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và đều đẹp hơn.
➤ Thay đổi những thói quen xấu trong khoang miệng
Ngoài việc định vị hướng mọc của răng, hàm còn có chức năng tập lại các chức năng trong khoang miệng cho bé, giúp bé thay đổi những thói quen xấu như đẩy lưỡi, thở bằng miệng, mút ngón tay hay nghiến răng khi ngủ.
Những tật xấu này thường gặp ở rất nhiều trẻ và nó chính là một trong những nguyên nhân gây sai lệch thế mọc răng hay mòn men răng sau này.
3/ Tại sao cần dùng hàm trainer cho bé từ sớm?
Theo khuyến cáo chung, hàm trainer nên được sử dụng khi bé ở khoảng 5 – 10 tuổi vì đây là thời điểm các khuyết điểm của hàm răng đã thể hiện rõ nhất, cấu trúc hàm cũng ổn định hơn nên sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Sau khoảng thời gian này, hàm trainer sẽ không còn tác dụng nữa và nếu muốn điều chỉnh lại răng cho bé, bạn cần phải chọn phương pháp khác phù hợp hơn với chi phí cao hơn và quá trình niềng cũng lâu hơn rất nhiều.
Việc niềng răng sớm còn giúp cho hệ thống răng, xương hàm và các cơ nhai của trẻ phát triển một cách hài hòa nhất, giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn. Khi đến độ tuổi nhận thức được nhiều hơn về bản thân, bé cũng sẽ tránh được sự tự ti về ngoại hình.
Một điểm cộng cho việc niềng răng sớm chính là ít gây ra cảm giác đau nhức cho bé. Nếu bạn biết cách tạo hứng thú cho bé, bé còn rất thích đeo hàm trainer và có được kết quả điều trị tốt nhất.
4/ Những lưu ý để đeo niềng trainer hiệu quả cho bé
Không phải cứ đeo hàm trainer là có hiệu quả, để phát huy được tối đa công dụng của nó bạn cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
➤ Mỗi bé có một khuôn hàm với hình dáng và kích cỡ khác nhau, để lựa chọn được loại hàm phù hợp thì bạn cần đến nha khoa thăm khám cụ thể, tuyệt đối không tự ý mua hàm bán sẵn bên ngoài thị trường.
➤ Đa số các bé đều không thích sự gò bó khi đeo hàm, vì thế bạn hãy đeo hàm cho bé khi đi ngủ và cố gắng giúp bé đèo từ 1 – 2 giờ vào ban ngày (có thể vào lúc ngủ trưa).
➤ Mỗi lần đeo hàm vào hay tháo hàm ra đều cần vệ sinh cẩn thận để tránh hàm có thể mang theo vi khuẩn gây bệnh răng miệng cho bé.
➤ Thông thường khi đeo được 8 – 10 tháng sẽ thay loại hàm khác, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định được bác sĩ đưa ra ban đầu để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng của bé.
➤ Lịch khám định kỳ khi đeo hàm là 2 – 3 tháng/lần nên bạn cần đưa bé đến nha khoa đúng thời gian quy định. Những lần thăm khám này sẽ giúp bác sĩ theo dõi quá trình đeo hàm có hiệu quả không và kịp thời phát hiện, khắc phục những phát sinh nếu có.
Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào về hàm trainer, hãy liên hệ với nha khoa Navii chúng tôi để nhận được những tư vấn cụ thể nhất.