Hàm duy trì sau niềng răng có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì sự ổn định của kết quả, tuy nhiên sự thật thì không mấy ai quan tâm đến khí cụ này. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những thông tin quan trọng về hàm duy trì thông qua các câu hỏi thường gặp của khách hàng về nó. 

1/ Hàm duy trì sau niềng răng là gì?

Hàm duy trì sau niềng răng là khí cụ hỗ trợ giúp ổn định vị trí các răng sau khi tháo hệ thống mắc cài, giúp chúng không bị xô lệch lại do tác động ăn uống hay giao tiếp hàng ngày.

ham-duy-tri-sau-nieng-rang-1
Hàm duy trì sau niềng răng có vai trò rất quan trọng

Qua trình niềng răng là việc sử dụng lực kéo từ hệ thống mắc cài và dây cung để giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên khuôn hàm. Sau khi tháo hệ thống này ra, răng có thể chưa thích nghi được ngay và thậm chí còn có khả năng bị xô lệch trở lại, phá hỏng kết quả sau một thời gian dài kiên trì đeo niềng của bạn.

Lúc này, hàm duy trì sẽ giữ vai trò là vật ổn định, giúp nướu, xương hàm và răng thích nghi được với sự thay đổi và đứng vững khi không có hệ thống mắc cài và dây cung.

2/ Có những loại hàm duy trì nào?

Hiện nay, có nhiều loại hàm duy trì khác nhau, phù hợp với mục đích và điều kiện sử dụng của từng trường hợp khác nhau. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 loại hàm duy trì sau niềng răng phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:

+ Hàm duy trì cố định 

Hàm duy trì cố định được thiết kế từ dây thép với nhiều kích cỡ khác nhau theo hình dạng khuôn hàm, chúng sẽ được cố định ở mặt sau của nhóm răng trước (răng 1, 2 và 3). Bác sĩ sử dụng composite để gắn chúng lên khuôn hàm.

ham-duy-tri-sau-nieng-rang-2
Hàm duy trì cố định 

Thiết kế khá đơn giản nhưng khi gắn cố đinh lên hàm chúng lại vô tình trở thành vật cản ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh răng miệng, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng trong lúc đeo hàm. Ngoài ra, nếu hàm bị bong tuột, bạn cần đến nha khoa để gắn lại, tuyệt đối không tự ý gắn tại nhà bằng keo thông thường.

+ Hàm duy trì tháo lắp kim loại 

Khác với hàm cố định, loại hàm duy trì này có thể tháo lắp dễ dàng, nằm bên ngoài mặt răng và nối từ răng nanh bên này sang răng nanh bên kia. Ở mặt bên trong nó là một nền nhựa phủ vào niêm mạc của miệng tạo ra mặt phẳng. Bộ phận này giúp kiểm soát độ cắn và giữ răng đúng vị trí khi ăn nhai.

ham-duy-tri-sau-nieng-rang-3
Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Loại hàm này được đánh giá là phù hợp với các trường hợp phải nhổ răng trước khi niềng. Tuy nhiên, độ thẩm mỹ của nó không cao và dễ bị lộ trong quá trình giao tiếp hàng ngày.

+ Hàm duy trì tháo lắp khay trong

Hàm này được thiết kế từ nhựa trong suốt giống như máng tẩy trắng răng với kích thước phù hợp cho khuôn răng của từng người. Chúng cũng có thể dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.

Do đặc điểm trong suốt nên hàm không bị lộ khi đeo, khắc phục được nhược điểm của dòng hàm tháo lắp kim loại bên trên. Bạn có thể đeo hàm cả ngày, trong cả những cuộc nói chuyện quan trọng mà không cần lo lắng về vấn đề thẩm mỹ.

ham-duy-tri-sau-nieng-rang-4
Hàm duy trì tháo lắp khay trong 

==> Ba loại hàm với những đặc điểm khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là để ổn định kết quả niềng răng và giữ răng ở đúng vị trí của mình. Về việc nên lựa chọn loại hàm duy trì nào, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và dựa vào tình trạng răng cũng như điều kiện công việc của bản thân để có lựa chọn phù hợp.

3/ Đeo hàm duy trì sao cho hiệu quả nhất?

Để hàm duy trì sau niềng răng có thể làm tốt được chức năng của mình, bạn cần chú ý những điều sau:

+ Chú ý đến chế độ vệ sinh răng miệng để tránh phát sinh những bệnh lý răng miệng trong lúc đeo hàm duy trì. Nếu là hàm tháo lắp, bạn cần tháo rời hàm để vệ sinh răng và rửa sạch hàm. Nếu là hàm cố định thì việc vệ sinh sẽ khó khăn hơn, bạn cần phải kết hợp cả bàn chải kẽ răng, chỉ nha khoa và nước súc miệng mới có thể làm sạch triệt để được mảng bám.

+ Chế độ ăn uống cũng cần được quan tâm trong quá trình đeo hàm duy trì, bạn nên ưu tiên những đồ ăn mềm, dai, cứng hay nóng lạnh bất thường.

+ Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ, không “đốt cháy” giai đoạn vì việc này sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Vậy thời gian đeo hàm cụ thể là bao lâu?

ham-duy-tri-sau-nieng-rang-5
Thời gian đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ

Thời gian đeo hàm duy trì được bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Đeo khoảng 1 – 3 tháng nếu răng, nướu và xương hàm khỏe mạnh.
  • Đeo khoảng 6 tháng nếu răng, nướu và xương hàm yếu, lâu phục hồi.
  • Khoảng 1% trong số những người niềng răng sẽ cần đeo hàm duy trì cả đời vì xương hàm và răng quá yếu. Những trường hợp như vậy, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên lựa chọn hàm duy trì tháo lắp khay trong để đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi.

Việc đeo hàm duy trì sau niềng răng là hoàn toàn cần thiết, bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả niềng răng hoàn hảo nhất. Mọi thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 để được bác sĩ nha khoa giải đáp.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo