Nằm trong nhóm những bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhất hiện nay, áp xe răng là nỗi ám ảnh của nhiều người và tiềm ẩn nguy cơ mất răng hoàn toàn nếu không điều trị kịp thời. Việc nhận biết những dấu hiệu áp xe răng và thực hiện điều trị sớm là cách tốt nhất để bảo vệ hàm răng của bạn.
1/ Áp xe răng là gì?
Áp xe răng là một trong những dạng nhiễm trùng nguy hiểm trong khoang miệng. Dấu hiệu áp xe răng đặc trưng nhất là sự hình thành các túi mủ ở bên dưới chân răng khiến người bệnh thường xuyên đau nhức và không thể ăn nhai bình thường được. Dù những túi mủ này có chảy ra ngoài hoặc không thì miệng bạn vẫn không tránh được những mùi hôi khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể kể đến như:
+ Do biến chứng của bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng
+ Vệ sinh răng miệng không khoa học khiến vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng áp xe răng
+ Một số tác động ngoại lực khiến răng bị gãy, nứt, vỡ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng chân răng và khiến áp xe răng phát triển nhanh hơn.
+ Ngoài ra, các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch… cũng sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng răng, áp xe chân răng.
2/ Dấu hiệu áp xe răng cần chú ý
Mọi bệnh lý răng miệng đều có thể điều trị một cách đơn giản và ít tốn kém nếu bạn phát hiện sớm và kịp thời đến nha khoa, trong đó bao gồm cả áp xe răng. Các dấu hiệu áp xe răng thường khá giống với dấu hiệu bệnh lý thông thường nên đôi khi có thể dẫn đến nhầm lẫn.
Tuy nhiên, nếu tinh ý thì bạn có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu đặc trưng dưới đây:
+ Cảm giác đầu tiên là đau nhức, sưng tấy và hơi đắng trong khoang miệng
+ Túi mủ bắt đầu hình thành ở phần nướu chân răng, ấn nhẹ tay vào thấy giống như một túi nước và cảm giác đau buốt.
+ Mùi hôi miệng đi kèm với mùi tanh của mủ và đôi khi là máu ở bên trong túi mủ
+ Phần lợi rất nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng
+ Đau nhức có thể dẫn đến nổi hạch hoặc sốt nhẹ
Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám cụ thể. Việc chần chừ điều trị hay phớt lờ những dấu hiệu bệnh sẽ dẫn đến một loạt những biến chứng nguy hiểm mà chúng tôi sẽ trình bày bên dưới đây.
>>XEM THÊM : Dấu hiệu viêm tủy răng
>>XEM THÊM : Dấu hiệu răng sâu đến tủy
3/ Dấu hiệu áp xe răng nào nguy hiểm không?
Nếu nhận biết sớm những dấu hiệu áp xe răng và điều trị thì bệnh sẽ không gây ảnh hưởng gì lớn, tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển nặng thêm thì những biến chứng là không thể lường trước được.
Áp xe răng không chỉ gây đau nhức, ảnh hưởng đến ăn nhai mà còn có thể khiến răng lung lay và gãy rụng vĩnh viễn. Nếu bệnh tiến triển nhanh, bạn có thể mất răng hoàn toàn trong chỉ khoảng vài tuần sau khi bệnh hình thành.
Đáng báo động hơn, tình trạng này còn liên quan trực tiếp đến tính mạng của bạn nếu tiếp tục “khinh thường” mức độ nguy hiểm của nó. Vi khuẩn từ ổ áp xe hoàn toàn có khả năng lan xuống bên dưới lưỡi, hàm hay vùng dưới cằm và gây tắc nghẽn hô hấp.
Vi khuẩn này cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, áp xe não, nhiễm trùng máu và dẫn đến tử vong.
4/ Các phương pháp điều trị áp xe răng trong nha khoa
Nhiều người khi phát hiện những dấu hiệu áp xe răng và quyết định điều trị bằng thuốc tại nhà. Việc này thường không được khuyến khích vì khó có thể điều trị triệt để bệnh, thuốc có thể làm bạn bớt đau nhức tạm thời nhưng áp xe răng vẫn âm thầm diễn biến bên trong khoang miệng mà bạn khó nhận biết được.
Việc sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ nha khoa là thực sự cần thiết để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh của mình và có biện pháp điều trị triệt để. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị thích hợp.
Tuy nhiên, việc điều trị vẫn tuân theo nguyên tắc chung: loại bỏ ổ áp xe răng, làm sạch triệt để và bảo tồn răng.
Để loại bỏ ổ áp xe răng, bác sĩ sẽ thực hiện chích rạch ổ mủ, hút sạch mủ bên trong và làm sạch. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng kháng sinh để tình trạng đau nhức, sưng tấy không còn xuất hiện nữa.
Làm sạch triệt để khoang miệng để bệnh lý không có khả năng quay trở lại là cần thiết, việc này bao gồm những thao tác như: điều trị tủy, lấy vôi răng và xử lý mặt gốc răng, gắp mảnh răng vỡ.
Tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng.
Trong những trường hợp áp xe răng tiến triển nặng, răng lung lay không còn khả năng giữ lại cần phải nhổ bỏ răng, loại bỏ triệt để các “mầm mống” của bệnh và trồng lại răng mới để đảm bảo ăn nhai cũng như ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Nhận biết những dấu hiệu áp xe răng sớm là cách tốt nhất để “cứu” cả khoang miệng bạn khỏi rất nhiều biến chứng nguy hiểm! Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ tất cả những vấn đề liên quan đến răng miệng trong thời gian sớm nhất.
5/ Địa chỉ nha khoa uy tín
Nha Khoa NAVII là một trong những khoa khoa lớn nhất quận Hoàn Kiếm tiền thân là khoa khoa DDS. Đã có kinh nghiệm điều trị 20 năm, chăm sóc hàng chục ngàn bệnh nhân. Hiện tại nha khoa có 2 cơ sở
42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
36 Hóa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội