Chụp răng sứ thẩm mỹ đã trở nên không còn xa lạ với những người có hàm răng khiếm khuyết. Việc chụp sứ sẽ giúp khách hàng sở hữu hàm răng bền đẹp, tự nhiên. Tuy nhiên không phải ai có khiếm khuyết về răng cũng có thể phục hình thẩm mỹ. Đây là những điều bạn cần biết trước khi quyết định chụp răng.

Cùng tìm hiểu về phương pháp chụp răng sứ thẩm mỹ trong bài viết dưới đây nhé:

  1. Thế nào là chụp răng sứ thẩm mỹ?
  2. Ai nên chụp răng sứ thẩm mỹ?
  3. Những ai không nên chụp răng sứ?
  4. Ưu điểm của chụp răng sứ thẩm mỹ.
  5. Cách chăm sóc răng sau khi chụp sứ.

1.Thế Nào Là Chụp Răng Sứ Thẩm Mỹ?

Chụp răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình bề ngoài của răng và giúp bảo tồn răng thật. Răng sứ thẩm mỹ không chỉ giống răng thật mà còn đảm bảo chức năng ăn nhai cho mọi người. Hiện nay, có khá nhiều loại răng sứ để bạn lựa chọn.

chụp răng sứ thẩm mỹ
Chụp răng sứ thẩm mỹ sẽ giúp khách hàng sở hữu hàm răng bền đẹp.

Phần lớn các trường hợp chụp sứ đều cần mài răng. Độ mài như thế nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng thực tế của khách hàng. Sau khi mài xong, lớp răng sứ sẽ được chụp ra bên ngoài cùi răng thật. Chúng được đính cố định bằng loại keo đặc biệt đảm bảo dính chắc và không gây kích ứng ở khoang miệng.

2.Ai Nên Chụp Răng Sứ Thẩm Mỹ?

Bọc răng sứ có thể giải quyết nhiều vấn đề về răng. Đây là một số trường hợp thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định chụp răng:

chụp răng sứ thẩm mỹ
Chụp răng sứ có thể giải quyết nhiều vấn đề về răng.
  • Răng thưa, vẩu, mọc lệch hay móm nhẹ.
  • Răng bị hư tủy, chết tủy.
  • Răng bị xỉn màu, nhiễm màu không thể cải thiện bằng phương pháp tẩy trắng thông thường.
  • Men răng bị mòn.
  • Răng bị sâu, sứt mẻ, gãy vỡ…

3.Những Ai Không Nên Chụp Răng Sứ?

Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì không nên chụp răng sứ, hoặc nếu có chụp cũng cần đặc biệt lưu ý.

  • Người bị bệnh tim: Trong quá trình mài răng và chụp răng, cảm xúc hồi hộp có thể dẫn đến việc rối loạn nhịp tim. Do đó, nếu mắc bệnh tim, bạn nên cân nhắc kĩ và xin ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.
  • Những người bị bệnh máu khó đông: Rất hiếm trường hợp bị chảy máu do chạm vào nướu khi mài răng. Nhưng những người mắc bệnh máu khó đông cũng không nên phục hình thẩm mỹ răng bằng cách chụp sứ. Nếu trong quá trình mài răng xảy ra sơ suất nhỏ gây chảy máu ở nướu thì rất nguy hiểm.
  • Ngoài ra, có một số tài liệu cũng cho rằng những người bị bệnh tiểu đường nếu muốn chụp răng sứ cần hỏi ý kiến bác sĩ. Hơn nữa, cần đặc biệt chú ý và cẩn trọng trong các trường hợp phục hình răng có phẫu thuật.

4.Ưu Điểm Của Chụp Răng Sứ Thẩm Mỹ.

 

  • Đem lại cho bạn hàm răng trắng đẹp tự nhiên và nụ cười rạng rỡ.
  • Cải thiện giọng nói, giúp tone giọng trở về như bình thường.
  • Răng sứ có độ bền cao, trung bình 15-25 năm, độ tương hợp sinh học cao, chịu lực tốt.
  • Không bị nhiễm màu, ố vàng.
  • Răng được gắn chắc, đảm bảo luôn cố định trên khung hàm.
  • Phục hồi chức năng ăn nhai, khách hàng có thể thoải mái ăn những món ăn yêu thích.
  • Bảo tồn răng thật, tránh tình trạng tiêu xương hàm.

 

5.Cách Chăm Sóc Răng Sau Khi Chụp Sứ

5.1.Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Răng sứ tuy có độ bền và khả năng chịu lực tốt nhưng độ dẻo dai lại không bằng răng thật nên các bạn chú ý không nên ăn các đồ ăn quá dai hoặc quá cứng. Nếu răng sứ phải chịu tác động nhiều, tuổi thọ của nó sẽ bị giảm.

chụp răng sứ thẩm mỹ
Cách chăm sóc răng sau khi chụp sứ thẩm mỹ.

Các bạn cũng nên hạn chế những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Những loại đồ ăn này có thể khiến răng bị ê buốt.

Khi ăn, bạn chú ý nhai đều cả hai hàm, tránh thói quen chỉ nhai một bên.

5.2.Chăm sóc vệ sinh răng đúng cách

Nên chú ý đánh răng và súc miệng 2-3 lần/ngày. Sử dụng bàn chải mềm, có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và chân răng.

5.3.Kiểm tra răng định kỳ

Các bạn nên đi lấy cao răng 6 tháng/lần và kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các bất thường và xử lý kịp thời nếu có.

Trên đây là những vấn đề bạn cần biết trước khi chụp răng sứ thẩm mỹ. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp cụ thể nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo