Chảy máu chân răng ở trẻ em là một trong những tình trạng thường gặp nhất vì đây là biểu hiện của hầu hết các bệnh răng miệng. Vậy cụ thể thì nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách xử lý ra sao?
1/ Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng ở trẻ em
Chảy máu chân răng ở trẻ em xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
+ Tác động ngoại lực
Vùng nướu chân răng rất nhạy cảm và dễ chảy máu chỉ khi có một tác động rất nhỏ. Trẻ em rất hiếu động nên khó tránh những va đập trong quá trình vận động hàng ngày, những va đập này khiến vùng nướu có thể bị dập và chảy máu.
Ngoài ra, nếu trẻ thực hiện chải răng sai cách với bàn chải lông cứng hay lực chải quá mạnh cũng gây ra chải máu chân răng ở mỗi lần chải răng. Một số đồ ăn cứng chắc hay có cạnh sắc đôi khi cũng khiến cho chân răng của trẻ bị chảy máu.
Nếu trẻ duy trì những thói quen này thường xuyên sẽ khiến vùng nướu chân răng có nguy cơ tổn thương vĩnh viễn và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thay răng vĩnh viễn sau này.
+ Bệnh viêm nướu
Chảy máu chân răng chính là một trong những biểu hiện thường thấy nhất của bệnh viêm nướu. Vi khuẩn hoạt động trong khoang miệng sẽ khiến tổng thể hàm răng bé yếu hơn, nướu không bám chắc vào chân răng và dẫn đến chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng hoặc ăn nhai.
Sau sâu răng thì viêm nướu là bệnh phổ biến thứ 2 ở trẻ do chế độ ăn uống thiếu khoa học và vệ sinh răng miệng sai cách. Ngoài ra, những mảng bám cao răng phát sinh cũng là nguyên nhân gây viêm nướu.
+ Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Trường hợp này khá hiếm nhưng không phải là không có. Một số trẻ thường xuyên phải dùng thuốc kháng sinh hoặc chống viêm sẽ dễ xảy ra chảy máu chân răng vì tác dụng phụ của thuốc có thể làm giảm khả năng đông máu.
Bạn cần trao đổi lại với bác sĩ điều trị về tình trạng này để có hướng giải quyết phù hợp.
+ Thiếu dinh dưỡng
Chảy máu chân răng ở trẻ em đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo chế độ dinh dưỡng của bé đang gặp vấn đề. Nếu trong thực đơn hàng ngày của bé thiếu hụt Vitamin C – chất giữ vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tổng hợp collagen qua quá trình chuyển hóa prolin và lysin thì tình trạng chảy máu chân răng là không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận ra bé đang bị thiếu vitamin C thông qua những biểu hiện như chảy máu cam, xuất hiện mảng xuất huyết dưới da, da khô và có màu ngả nâu, những vết thương nhỏ khó lành…
Ngoài ra, vitamin K – có tác dụng trong việc hỗ trợ hình thành cục máu đông – cũng là chất quan trọng và cần bổ sung cho bé qua các món ăn hàng ngày.
2/ Chân răng của trẻ bị chảy máu có nguy hiểm không?
Bất cứ bệnh lý răng miệng nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, không ngoại trừ chảy máu chân răng. Ảnh hưởng của tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em bao gồm:
+ Chảy máu là một trong những tình trạng khiến trẻ sợ hãi nhất, nếu kéo dài sẽ gây ra áp lực tâm lý cho trẻ
+ Ảnh hưởng lớn đến việc ăn nhai của trẻ, nhiều trẻ ngại ăn khi chân răng liên tục chảy máu và khiến cân nặng cũng như sức khỏe đều giảm sút
+ Chải răng sai cách không chỉ gây chảy máu chân răng mà còn tạo áp lực lên vùng xương hàm và khiến men răng bị bào mòn từng ngày
+ Nếu chảy máu chân do viêm nướu nhưng ba mẹ “phớt lờ” và không điều trị sớm cho bé thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, gây viêm nha chu diện rộng.
+ Biến chứng của chảy máu chân răng kéo dài có thể khiến chân răng bị yếu đi và gãy rụng bất cứ lúc nào. Răng sữa rụng không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Chảy máu chân răng có thể là bình thường do trẻ vô tình va đập trong quá trình chơi đùa, trường hợp này là hoàn toàn bình thường vì chúng sẽ sớm kết thúc và không để lại biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu chảy máu chân răng kéo dài và đi kèm với những biểu hiện bất thường trong khoang miệng bé thì bạn cần sớm đưa bé đến nha khoa để được kiểm tra cụ thể.
3/ Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu chân răng
Để có cách xử lý tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em, bạn cần nhận biết đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này thông qua những biểu hiện đi kèm với chảy máu chân răng. Đối với những trường hợp chảy máu chân răng do va đập nhẹ có thể hướng dẫn trẻ tự cầm máu tại nhà. Tuy nhiên những trường hợp chảy máu kéo dài nên đến bác sĩ chuyên môn.
+ Nếu nguyên nhân do thiếu vitamin C, bạn cần đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng để nghe tư vấn về cách bổ sung vitamin C ra sao là hợp lý, có cần uống vitamin C nguyên chất không hay chỉ nên bổ sung qua thực phẩm… Việc tự ý bổ sung vitamin C tại nhà khi chưa nắm rõ tình trạng cụ thể của bé có thể gây ra tình trạng ngộ độc hoặc thừa vitamin C dẫn đến loét dạ dày.
+ Nếu chảy máu chân răng do bệnh lý răng miệng thì đến nha khoa là cách tốt nhất để giúp chấm dứt tình trạng này, viêm nướu ở trẻ có thể điều trị rất dễ dàng ở giai đoạn đầu, đối khi bác sĩ chỉ cần thực hiện làm sạch cao răng là bệnh tự khỏi.
+ Bố mẹ cần điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày của trẻ, hạn chế tối đa nhóm đồ ăn có hại và tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học mỗi ngày.
+ Duy trì lịch khám răng định kỳ cho trẻ (khoảng 2 – 3 lần/năm), việc này sẽ giúp bé bớt sợ hãi mỗi khi đến nha khoa và cũng giúp bố mẹ kịp thời phát hiện những bất thường dù là nhỏ nhất trong khoang miệng bé để có biện pháp điều trị sớm.
Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 các chuyên gia nha khoa sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.