Hỏi: Chào bác sĩ, tôi bị gãy một chiếc răng ở vị trí xương hàm. Tôi được tư vấn là nên thực hiện phương án trồng răng implant. Nhưng vì tôi bị mất răng đã lâu nên cần phải cấy ghép xương hàm. Vậy cho tôi hỏi tại sao lại phải làm như vậy. Và cấy ghép xương hàm có đau không? Tôi xin cảm ơn. (Bảo Anh – Huế)

Đáp: Chào bạn Bảo Anh,

Nha khoa Navii xin chia sẻ về tình trạng răng của bạn nhé. Để không làm bạn lo lắng, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

1. Khi nào thì cấy ghép xương hàm?

Khi bạn thực hiện phương pháp trồng răng, ghép răng nhưng ở vị trí đó mật độ của xương mỏng, không đủ để đỡ trụ xương nhân tạo thì cần phải ghép xương hàm. Y khoa gọi là tình trạng tiêu xương.

Khi cấy ghép xương hàm, bác sĩ có thể lấy xương của người bệnh để bù đắp vào chỗ thiếu hoặc dùng bột xương nhân tạo để cấy vào. Xương được cấy ghép sẽ có tỉ lệ tương thích với nhau để tránh bị viêm nhiễm.

ghep-xuong-ham-co-dau-khong
Cần ghép xương hàm khi xương không đủ phục vụ cấy ghép implant.

2. Vậy có phải ai cũng cần cấy ghép xương hàm?

Câu trả lời nằm phụ thuộc vào tình trạng xương của người bệnh như thế nào. Khi bác sĩ kiểm tra tình trạng xương và răng của người bệnh, sẽ chỉ ra các chỉ số về chiều cao, chiều dài và độ dày của răng. Xác định xem mật độ xương có đảm bảo để thực hiện cấy ghép implant được hay không. Nếu không đủ độ dày cho xương, xương không đủ khỏe thì cần tiến hành cấy ghép xương hàm.

cay-ghep-xuong-ham
Cần đảm bảo có đủ mật độ xương để trụ Implant bám vào.

3. Cấy ghép xương hàm có đau không?

Mức độ đau nhiều hay ít, đau hay không đau còn tùy thuộc vào khả năng chịu đau của mỗi người. Tuy nhiên, quá trình ghép xương khá nhanh chóng và không đau đớn nhờ sự hỗ trợ của thuốc tê,

Quá trình ghép xương diễn ra như sau:

  • Bệnh nhân sẽ được thăm khám và chụp X-quang. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể để phân tích mức độ xương của bạn.
  • Sau đó, bạn sẽ được vệ sinh sạch khuẩn. Để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, đau nhức khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê.
  • Bác sĩ tiến hành vạch một đường trên nướu để lộ xương hàm. Sau đó lấy xương tự thân hoặc bột xương nhân tạo đưa vào vùng cấy.
  • Cuối cùng bác sĩ khâu nướu, tạo hình nướu và sát trùng đảm bảo để kết thúc phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được tư vấn về chế độ hậu phẫu và lịch tái khám để đảm bảo chất lượng nhất.

Như vậy, bởi trước khi ghép xương hàm bạn đã được gây tê cục bộ rồi nên sẽ hạn chế tối đa cảm giác đau đớn. Tay nghề bác sĩ vững vàng cộng với trang thiết bị tiên tiến hỗ trợ sẽ giúp bạn thoải mái trong quá trình thực hiện.

Chỉ nên lưu ý là sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ có cảm giác đau nhói, nên lúc này bác sĩ sẽ cấp thuốc giảm đau và tư vấn về việc chăm sóc răng miệng của bạn. Hãy cẩn thận giữ gìn răng miệng để đảm bảo kết quả tốt nhất, tránh bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, việc chọn cơ sở bệnh viện có tính quyết định việc cấy ghép Implant và xương hàm có đau không. Bởi, nếu tay nghề bác sỹ cao và trang thiết bị đầy đủ, việc cấy ghép sẽ diễn ra thuận lợi, an toàn.

Ngược lại, nếu không may gặp phải cơ sở yếu kém, khả năng cao bạn sẽ bị đau, nhiễm trùng thậm chí thất bại trong quá trình cấy ghép.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến các vấn đề răng miệng, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc đến trực tiếp tại các cơ sở của Navii Dental Care để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.

• Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
• Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội

⏭ XEM THÊM:

Chi Phí Ghép Xương Bao Nhiêu Hợp Lý?

Cơ Sở Y Tế Nào Ghép Xương Uy Tín?

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo