Khoang miệng bé xíu và non nớt của bé thường xuyên gặp vấn đề nếu phụ huynh không thực hiện chăm sóc đúng cách. Cam miệng là một trong những bệnh thường gặp nhất và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy cam miệng ở trẻ nhỏ là gì, nguyên nhân gây bệnh ra sao và cách điều trị như thế nào? 

1/ Nguyên nhân gây cam miệng ở trẻ nhỏ

Cam miệng ở trẻ nhỏ thường phổ biến ở thời điểm khoảng 2 – 3 tuổi với những biểu hiện ban đầu giống như nhiệt miệng thông thường. Những trẻ có sức đề kháng yếu hay suy dinh dưỡng thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn trẻ bình thường.

cam-mieng-o-tre-nho-1
Cam miệng ở trẻ nhỏ 

Cam miệng là một bệnh không thể coi thường vì tốc độ phát triển của nó rất nhanh, từ cam miệng thông thường sẽ chuyển sang “cam mã tấu”. Dân gian gọi là “cam mã tấu” vì tốc độ phá hủy của nó ngang với tốc độ ngựa phi, chỉ vài hôm đã có thể “ăn” mất môi, lợi hoặc mũi.

Nguyên nhân gây bệnh phải kể đến:

+ Việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo, đặc biệt là trong quá trình đang mọc răng sữa khiến vi khuẩn, virus có hại xâm nhập và tấn công các mô mềm trong khoang miệng gây lở loét.

+ Sau khi trẻ ốm hoặc bị các bệnh về tiêu hóa, hô hấp khiến sức đề kháng yếu đi cũng là thời điểm vi khuẩn tấn công dễ dàng để gây bệnh

+ Ăn những đồ ăn nóng gây ra những vết phỏng trong miệng, lâu dần loét ra và không được phụ huynh chăm sóc đúng cách

+ Do tác động bên ngoài làm tổn thương đến nướu, gây ra những vết trầy xước và khiến vi khuẩn tấn công gây lở loét nặng hơn.

2/ Dấu hiệu nhận biết bệnh không thể bỏ qua

Cam miệng ở trẻ nhỏ có những biểu hiện khá rõ rệt, bạn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu sau:

+ Thời gian đầu khi bệnh mới phát triển, bạn sẽ thấy phần lợi của bé đỏ lên bất thường, sau đó sẽ sưng to và lở loét.

+ Ở phần thân lưỡi có lớp màu trắng khá dày

cam-mieng-o-tre-nho-2
Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh 

+ Nước dãi của bé chảy nhiều đi kèm với mùi hôi khó chịu

+ Xuất hiện thêm các nốt đỏ và có dấu hiệu lở loét trong khoang miệng

+ Trẻ có thể xuất hiện nóng sốt nhẹ (nếu có bội nhiễm thì sốt rất cao), sốt thường xuất hiện vào buổi chiều hoặc đêm

+ Trẻ quấy khóc hơn bình thường, hay nằm úp khi ngủ để giảm cơn khó chịu trong miệng

+ Một số trẻ bị cam miệng đi kèm với táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn chớ và thông thường nhất là bỏ bữa, quấy khóc khi ăn.

3/ Điều trị cam miệng ở trẻ nhỏ ra sao?

Cam miệng ở trẻ nhỏ có thể được điều trị bằng đông y và Tây y, tuy nhiên dù điều trị bằng cách nào cũng cần thực hiện thăm khám cho bé cẩn thận và nghe theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nếu được điều trị sớm sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều, sau điều trị cũng sẽ không để lại biến chứng gì.

cam-mieng-o-tre-nho-3
Cam miệng cần được điều trị càng sớm càng tốt

Kết hợp với điều trị bằng thuốc, bố mẹ cũng cần quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống của trẻ để đẩy nhanh quá trình điều trị. Một số lưu ý không thể bỏ qua gồm:

+ Vệ sinh sạch sẽ vùng nướu và lưỡi cho bé sau mỗi lần bú hoặc ăn dặm

+ Tăng cường khoáng chất và dinh dưỡng cho bé, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng

+ Kiêng những đồ ăn cay nóng hoặc sữa quá nóng vì có thể gây ra vết phỏng và dẫn tới cam miệng trở lại

+ Bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hàng ngày của trẻ, không nên nêm nếm đồ ăn quá mặn

+ Những loại bánh, kẹo ngọt cũng có thể gây kích ứng nghiêm trọng

cam-mieng-o-tre-nho-4
Bổ sung thêm rau xanh vào thực đơn hàng ngày của bé

LƯU Ý: Một số trường hợp sử dụng thuốc điều trị bệnh cam miệng không rõ nguồn gốc từ “lang băm” có thể dẫn tới ngộ độc và những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng cho bé. Chính vì thế, ngay khi phát hiện thấy những bất thường trong khoang miệng liên quan đến cam miệng ở trẻ nhỏ, bạn cần đưa bé đến bác sĩ có chuyên môn hoặc các cơ sở khám bệnh uy tín để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo