Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng sâu răng là bệnh lý phổ biến không có gì đáng nguy hại. Do đó, tình trạng sâu răng của trẻ không được quan tâm đúng mức dẫn đến áp xe răng ở trẻ em. Áp xe nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm sao để chữa trị và phòng ngừa áp xe hiệu quả?
Bài viết sau đấy sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác, rõ ràng hơn về Áp Xe Răng Ở Trẻ Em – Mối Nguy Hiểm Không Thể Lường Trước:
1. Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ
Trẻ bị áp xe răng chủ yếu là do biến chứng của sâu răng. Những thức ăn thừa và mảng bám không được làm sạch hết còn bám lại tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phá hủy răng và nướu.
Khi trẻ bị sâu răng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Sâu răng nếu để lâu sẽ có nguy cơ lớn biên chứng thành áp xe răng ở trẻ em.
Ngoài nguyên nhân sâu răng, áp xe răng còn có thể do chấn thương răng như gãy vỡ, sứt mẻ khiến vi khuẩn xâm nhập vào tủy gây nhiễm trùng.
Có 2 loại áp xe răng thường gặp
+ Áp xe quanh răng: đây là dạng áp xe thường gặp. Áp xe quanh răng là dạng áp xe bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương. Vi khuẩn xâm nhập vào răng qua những lỗ sâu gây viêm tủy. Theo con đường này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào xương ổ răng tạo thành áp xe ở quanh chóp.
+ Áp xe nha chu: đây là loại áp xe thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên, loại áp xe này cũng có thể gặp ở trẻ em. Khi túi nha chu bị bẩn sẽ khiến vi khuẩn phát triển trong túi nha chu tạo thành áp xe.
2. Áp xe chân răng ở trẻ – Mối nguy hiểm khôn lường
Hiện tượng phổ biến của bệnh áp xe răng ở trẻ em là lợi bị sưng tấy, xuất hiện mủ và răng bị lung lay khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong việc ăn nhai.
Ngoài ra, áp xe răng còn gây ra những cơn sốt, đau đầu, mệt mỏi. Khi bị nhiễm trùng, khoang miệng thường có mùi hôi khó chịu. Nếu như áp xe không vỡ hết có thể lây lan nhiễm trùng đến các bộ phận khác, thậm chí là nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Sự nguy hiểm của bệnh áp xe răng
Khi trẻ có bất kì dấu hiệu nào của bệnh, hãy đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra ngay lập tức và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh. Tùy vào vị trí áp xe cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu áp xe nhẹ, bác sĩ sẽ kê kháng sinh để chống nhiễm trùng. Trẻ cũng nên súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để giảm đau. Nếu trẻ sốt, hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
Nếu áp xe đã tiến triển nặng, rất có thể bác sĩ cần tiến hành tiểu phẫu để tháo mủ hoặc nhổ răng liên quan.
3.PHÒNG NGỪA ÁP XE RĂNG TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?
Cách phòng ngừa áp xe răng tốt nhất là vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách. Nếu trẻ đã biết tự vệ sinh răng miệng, hãy nhắc trẻ đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng trẻ em, súc miệng thường xuyên. Nếu được, hãy cho trẻ dùng chỉ nha khoa để vệ sinh sạch các kẽ răng.
Bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện và điêu trị sớm nếu mắc bệnh.
Trên đây là những điều cần biết về áp xe răng trẻ em. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn đưa trẻ điều trị áp xe răng, hãy liên hệ ngay với nha khoa Navii – nha khoa uy tín để nhận được tư vấn nhiệt tình và chính xác nhất.
Website: http://navii.vn/
Hotline: 0912 604 242
Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, HN.
Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, HN.