Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn nhai hàng ngày của bé mà có thể gây ra những biến chứng đáng sợ nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin về tình trạng này qua bài viết dưới đây.
1/ Tại sao trẻ lại dễ bị viêm lợi?
Trong khoang miệng, lợi là vùng mô mềm nhạy cảm và dễ bị tấn công nhất, đây chính là lý do viêm lợi được xếp vào nhóm bệnh lý răng miệng phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đáng lo nhất vẫn là các bé đang trong thời điểm mọc răng sữa.
Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi, 3 tuổi hay 4 tuổi… đều xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Đây là thời điểm các răng sữa đang đẩy lợi để mọc lên khiến cho lợi càng thêm nhạy cảm và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công
+ Thói quen và sở thích ăn đồ ngọt của trẻ không được kiểm soát sẽ gây hại cả cho men răng và mô lợi
+ Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của trẻ chưa được cha mẹ quan tâm đúng cách khiến cao răng tích tụ gây viêm lợi
+ Trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng và các vitamin cần thiết trong thực đơn ăn nhai hàng ngày (đặc biệt là vitamin C và K – những vitamin có lợi cho răng miệng).
+ Một số thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây tác dụng phụ, khiến cho vùng lợi của trẻ bị viêm nhiễm, sưng tấy
2/ Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi có nguy hiểm không?
Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi sẽ không phải là vấn đề quá lớn nếu bạn tiến hành điều trị sớm và có những biện pháp ngăn cho bệnh không quay trở lại. Ban đầu, viêm lợi chỉ biểu hiện ra là tình trạng đổi màu hồng đỏ và sưng nhẹ. Một số trẻ còn có thể bị chảy máu hoặc chảy mủ khi đánh răng hoặc ăn nhai.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh và mức độ ảnh hưởng của bệnh cũng sẽ theo đó lớn dần lên, cụ thể:
+ Vị trí viêm đau nhức, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và mất hứng thú với đồ ăn và gây chứng chán ăn ở trẻ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
+ Nếu chảy máu diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ ám ảnh với việc đánh răng và vô tình có cái nhìn sai lệch về phương pháp vệ sinh răng miệng cơ bản này
+ Viêm lợi còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng men răng, khiến răng thường có màu ngà và dễ gây ra bệnh lý sâu răng.
+ Viêm lợi khi phát triển thành viêm nha chu sẽ gây hậu quả khôn lường, có thể gây mất răng sữa bất cứ lúc nào và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển răng vĩnh viễn sau này của trẻ.
Đừng chủ quan với bất cứ biểu hiện ban đầu nào của bệnh vì bạn có thể nhận thấy sự phát triển của chúng chỉ sau 1 đêm. Việc trì hoãn điều trị không chỉ khiến bé phải chịu đau nhiều hơn mà còn gây khó khăn cho quá trình điều trị sau đó.
3/ Cách điều trị viêm lợi ở trẻ 2 tuổi
Trên thực tế, điều trị viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi bằng thuốc là cách được nhiều người lựa chọn, cách này tuy đơn giản nhưng lại khá mạo hiểm vì việc dùng thuốc kháng sinh cho trẻ cần được cân nhắc và chỉ định cụ thể bởi bác sĩ có chuyên môn.
Ngoài việc dùng thuốc, nhiều ba mẹ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, chanh, lá lốt… để chữa viêm lợi cho bé tại nhà. Tuy nhiên, những cách này không chỉ khó thực hiện vì bé không chịu hợp tác mà còn có khả năng gây kích ứng vết thương và khiến vùng viêm nhiễm nặng hơn.
Cách tốt nhất và an toàn nhất để điều trị viêm lợi cho bé là đưa bé đến nha khoa. Tại đây, các bác sĩ có chuyên môn sẽ thực hiện thăm khám trực tiếp và đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Thông thường, với những trường hợp viêm lợi nhẹ, chỉ cần lấy sạch cao răng và sát trùng ở vùng viêm nhiễm là có thể giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp sẽ cần kết hợp một số thuốc uống và bôi tại nhà trong một vài ngày cho đến khi viêm lợi biến mất hoàn toàn.
Tuy nhiên nếu viêm lợi đã chuyển nặng thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn và thậm chí sẽ cần thực hiện tiểu phẫu nhỏ, cắt bỏ túi viêm hoặc nhổ bỏ răng sữa sớm vì không còn khả năng giữ lại.
Sau khi đã điều trị khỏi, viêm lợi có thể quay trở lại nhiều lần nữa nếu bạn tiếp tục lơ là với việc chăm sóc răng cho bé. Chính vì thế, đừng quên ghi nhớ những lưu ý của bác sĩ nha khoa về việc vệ sinh răng miệng tại nhà kết hợp với đưa bé đi khám răng định kỳ tại nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời những vấn đề phát sinh nếu có.