Mô lợi của trẻ nhỏ khá mỏng và yếu – đây chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công và gây ra những bệnh răng miệng nguy hiểm liên quan đến lợi mà phổ biến nhất vẫn là viêm lợi. Trẻ bị viêm lợi và sốt hay đi cùng các biểu hiện bất thường khác đều gây lo lắng cho phụ huynh và ảnh hưởng đến chính cuộc sống của bé. 

1/ Vì sao trẻ bị viêm lợi và sốt?

tre-bi-viem-loi-va-sot-1
Trẻ bị viêm lợi và sốt – Nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị viêm lợi và sốt là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là trong độ tuổi đang mọc răng sữa. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể:

⚫ Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng sai cách không làm sạch triệt để vi khuẩn, mảng bám thức ăn thừa trong khoang miệng khiến chúng sản sinh độc tố và gây kích ứng trên lợi của bé.

⚫ Chế độ ăn không khoa học, thường xuyên cho bé “làm bạn” với đồ ăn ngọt, nhiều màu hay quá cay nóng cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm lợi và đặc biệt là sâu răng.

⚫ Khi những chiếc răng sữa mọc lên sẽ đẩy vùng lợi sưng lên theo, thời điểm này cũng rất dễ gây ra viêm nhiễm và kèm theo nóng sốt, khó chịu cho bé.

⚫ Bé mới ốm dậy và cơ thể cũng như sức đề kháng còn rất yếu sẽ dễ bị viêm lợi hơn bình thường. Ngoài các vấn đề về tâm lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng.

⚫ Một số thói quen xấu như mút ngón tay, cắn móng tay, nhai đồ cứng, ngậm đồ chơi bẩn… sẽ khiến lợi bị tổn thương và dễ bị viêm nhiễm.

tre-bi-viem-loi-va-sot-2
Cắn hay ngậm những vật dụng không vệ sinh gây viêm lợi

Viêm lợi ở trẻ thường đi kèm những dấu hiệu dễ nhận biết như lợi chuyển từ màu hồng sang đỏ thẫm, mùi hôi miệng khó chịu, chân răng lộ ra ngoài, những mảng bám cao răng nhìn thấy bằng mắt thường, chảy máu khi chải răng, có mủ ở chân răng,… Sốt hoặc nổi hạch có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện tùy vào cơ địa của từng trẻ.

2/ Viêm lợi đi kèm sốt ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ bị viêm lợi và sốt ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Mức độ ảnh hưởng sẽ không nhiều nếu được điều trị sớm, tuy nhiên nếu để bệnh phát triển sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Cụ thể:

❌ Cảm giác đau nhức, khó chịu ở vị trí lợi bị viêm sẽ khiến bé thường xuyên quấy khóc, chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa, khiến sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng.

❌ Việc nhai nuốt gặp nhiều khó khăn, thức ăn không được xử lý đúng cách khi xuống bụng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa và dạ dày.

❌ Viêm lợi sẽ kèm theo chảy máu thường xuyên và khiến cho trẻ sợ hãi với việc đánh răng, vô hình chung tạo ra thói quen xấu cho bé nếu để tình trạng này kéo dài

tre-bi-viem-loi-va-sot-3
Chảy máu khi đánh răng khiến trẻ sợ hãi

❌ Lợi bao phủ chân răng bị kéo tụt xuống phía dưới, chân răng bị lộ ra ngoài và thiếu điểm bám, đây là nguyên nhân trực tiếp khiến răng sữa bị gãy rụng sớm, ảnh hưởng lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này (có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc).

❌ Vi khuẩn từ lợi rất nhanh chóng tấn công xuống toàn bộ hệ thống nha chu bên dưới và gây viêm nha chu, phá hủy mô lợi và xương ổ răng.

❌ Tuy hiếm gặp nhưng những vi khuẩn từ vùng viêm nhiễm ở lợi hoàn toàn có khả năng gây ra nhiễm trùng máu, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

3/ Ba mẹ cần xử lý như thế nào?

Như đã nói, tình trạng trẻ bị viêm lợi và sốt rất dễ để có thể khắc phục ở ngay giai đoạn đầu tiên. Ngay khi phát hiện thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn về cách điều trị phù hợp.

tre-bi-viem-loi-va-sot-4
Đến nha khoa là cách tốt nhất để điều trị bệnh

Thông thường, bác sĩ chỉ cần thực hiện làm sạch mảng bám cao răng và vệ sinh lại vùng nướu bị viêm là có thể loại bỏ được bệnh. Một số trường hợp sẽ cần kết hợp thuốc uống hoặc thuốc bôi tại nhà trong một vài ngày.

Khi viêm lợi biến mất, tình trạng nóng sốt của bé cũng sẽ từ từ thuyên giảm dần. Trong giai đoạn này, ba mẹ vẫn cần áp dụng những biện pháp hạ sốt an toàn cho bé, việc dùng kết hợp giữa thuốc hạ sốt hay thuốc điều trị viêm lợi cần thông qua ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

Trong trường hợp viêm lợi đã phát triển nặng và nguy hiểm hơn là chuyển sang viêm nha chu thì trẻ sẽ cần trải qua tiểu phẫu, bóc tách vùng nướu để loại bỏ tận gốc viêm nhiễm tận sâu bên trong túi nha chu. Sau đó tùy vào mức độ tổn thương của lợi mà đưa ra quyết định có cần ghép lợi hay không.

Sau khi đã điều trị khỏi bệnh, ba mẹ cần chú ý hơn đến chế độ chăm sóc răng miệng và thực đơn ăn uống của trẻ. Đặc biệt, cần duy trì thói quen thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh và xử lý kịp thời. Viêm lợi hoàn toàn có thể quay trở lại sau khi đã điều trị nếu bạn chủ quan.

tre-bi-viem-loi-va-sot-5
Hãy chú ý đến chế độ vệ sinh răng miệng của bé để viêm lợi không có cơ hội quay trở lại

Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Navii qua hotline 024.3747.8292 nếu bạn phát hiện dấu hiệu trẻ bị viêm lợi và sốt để được đặt lịch khám trong thời gian sớm nhất!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo