Trám răng là một trong những phương pháp điều trị răng sâu phổ biến với mức chi phí phù hợp nên trở thành lựa chọn của rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, xung quanh phương pháp này vẫn còn rất nhiều thắc mắc, đặc biệt là việc trám răng sâu có đau không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
1/ Trám răng sâu có đau không?
Trám răng sâu là phương pháp sử dụng vật liệu nhân tạo (chất trám răng) để đưa vào vùng sâu răng đã xử lý nhằm lấp đầy lỗ hổng thân răng, giúp răng trở về hình dạng ban đầu và ngăn vi khuẩn sâu răng xâm nhập trở lại.
Đây là một thủ thuật đơn giản, không mất nhiều thời gian và không gây ra quá nhiều khó chịu, đau nhức trong quá trình thực hiện. Bác sĩ có thể thực hiện gây tê hoặc không gây tê tùy vào từng trường hợp.
Đối với những trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ chỉ cần loại bỏ vùng sâu răng và đưa chất trám lên răng, tạo hình và chiếu đèn để hóa cứng chất trám. Bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi tê nhẹ khi nạo bỏ vùng sâu răng và cảm giác không quá đáng sợ, bác sĩ không cần thực hiện gây tê trong trường hợp này.
Phụ thuộc vào cơ địa từng người mà cảm nhận cơn đau có sự khác nhau, tuy nhiên trong những trường hợp trám răng sâu nhẹ thì cơn đau sẽ không quá rõ rệt hay vượt quá sự chịu đựng của bạn.
Đối với trường hợp răng sâu nặng, vi khuẩn sâu răng đã lan vào tủy thì việc xử lý khoang sâu hay tủy viêm sẽ gây đau nhiều và lúc này bác sĩ sẽ gây tê để bạn không cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong suốt quá trình điều trị.
Ngoài lo lắng trám răng sâu có đau không, nhiều người cũng thắc mắc về quy trình thực hiện ra sao và các bước cụ thể như thế nào. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quy trình có sự thay đổi khác nhau, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo những bước cơ bản nhất.
Tại Nha khoa Navii, quy trình trám răng sâu được thực hiện như sau:
Bước 1: Thăm khám vết sâu răng, tư vấn cho bệnh nhân về quy trình thực hiện và trao đổi về việc lựa chọn chất trám răng cũng như chi phí cho toàn bộ dịch vụ.
Bước 2: Vệ sinh toàn bộ khoang miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng và vệ sinh riêng lẻ chiếc răng sâu sắp điều trị bằng dung dịch sát trùng
Bước 3: Xử lý khoang sâu bằng các dụng cụ chuyên khoa, làm sạch vụn thức ăn và ngà sâu bên trong (việc này có thể gây cảm giác khó chịu và bác sĩ sẽ cân nhắc về việc dùng thuốc tê trong những trường hợp nhất định).
Bước 4: Bác sĩ sử dụng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám và kỹ thuật trám khác nhau.
Bước 5: Phủ 1 lớp keo tạo độ dính, đưa chất trám vào vùng lỗ sâu đã làm sạch và tạo hình chất trám theo đúng hình dáng của răng. Sau đó chiếu đèn để hóa cứng chất trám và tạo liên kết giữa giữa chất trám với thân răng.
Bước 6: Làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám, hoàn tất quy trình và dặn dò khách hàng về cách chăm sóc tại nhà để đảm bảo độ bền của miếng trám răng.
Sau khi hoàn thành, miếng trám cần khoảng 2 – 3 giờ để ổn định và gia tăng độ cứng chắc nên bạn tuyệt đối không ăn uống hay tác động gì đến vị trí trám răng trong khoảng thời gian này.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải tỏa những lo lắng về việc trám răng sâu có đau không cũng như quy trình trám răng cụ thể. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề nha khoa, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 của Nha khoa Navii để được tư vấn cụ thể.
>> Xem thêm: Nên thực hiện trám răng sâu hay bọc răng sứ cho răng sâu?