“Thứ nhất đau mắt – Thứ nhì nhức răng” – chân lý này luôn đúng và chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu rõ nhất. Chỉ một chiếc răng nhỏ bị đau đã gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống hàng ngày. Thế nhưng nếu bạn đang phải “sống chung” với tình trạng răng nhạy cảm trong suốt thời gian dài thì đã đến lúc bạn cần tìm những giải pháp để thoát ra khỏi nó!
1/ Những rắc rối mang tên răng nhạy cảm
Hiểu một cách đơn giản nhất, răng nhạy cảm là tình trạng răng phản ứng tiêu cực với các kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt và thậm chí ngay cả đồ ăn bình thường, dẫn đến cảm giác ê buốt dữ dội mỗi lần ăn nhai. Tình trạng này có thể diễn ra ở một vài răng và cũng có thể là cả hàm răng.
Vì răng nhạy cảm bạn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau:
💢 Bỏ lỡ những món ăn yêu thích trong ngày chỉ vì không chịu được cảm giác ê nhức
💢 Thường xuyên nhăn nhó trong những cuộc họp mặt bạn bè hay liên hoan ăn uống
💢 Lười luôn cả việc đánh răng, súc miệng hay dùng chỉ nha khoa chỉ vì những việc đó đều gây ra ê buốt cho răng
💢 Đối mặt với những biến chứng bệnh lý răng miệng nguy hiểm hơn như viêm nướu, tụt nướu, sâu răng hay viêm tủy
💢 Hệ tiêu hóa và dạ dày bị ảnh hưởng do quy trình xử lý thức ăn không đảm bảo, thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày
Tình trạng này có thể kéo dài hoặc diễn ra gián đoạn, dù thế nào thì nó cũng là những dấu hiệu cảnh báo men răng của bạn đang thực sự có vấn đề!
2/ Tại sao bạn gặp phải tình trạng này?
Lớp men răng ở ngoài bị mòn đi hoặc mất đi làm lộ ra ra lớp ngà răng bên trong. Ngà răng là nơi chứa các ống thần kinh nhỏ và khi bị tác động với bất cứ thứ gì đều sẽ gây ra những cơn đau nhức, ê buốt nghiêm trọng – Và đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng răng nhạy cảm.
Men răng của bạn bị mòn đi đều có lý do và hầu hết những lý do này đều xuất phát từ chính quá trình ăn nhai cũng như chăm sóc răng miệng hàng ngày của bạn. Cụ thể:
🔹 Dùng quá nhiều thực phẩm chứa axit như nước ngọt có gas, hoa quả chua gắt hoặc những đồ ăn chứa quá nhiều đường
🔹 Nhai những thực phẩm quá cứng chắc khiến men răng không chỉ mòn đi mà thậm chí còn bị nứt vỡ
🔹 Chải răng bằng bàn chải lông cứng với lực quá mạnh trong thời gian dài
🔹 Sử dụng kem đánh răng có nồng độ tẩy mạnh (hoặc một số loại thuốc tẩy trắng răng chuyên dụng)
🔹 Tật nghiến răng ban đêm hoặc khi ngủ khiến men răng bị mòn đi từng ngày
🔹 Thường xuyên sử dụng răng sai mục đích như cắn xé đồ vật, mở nắp chai, cắn đá lạnh…
🔹 Ngoài ra một số bệnh lý như sâu răng hay tụt lợi chân răng cũng là nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
🔹 Một số ít trường hợp bị mòn men răng bẩm sinh do men răng yếu sẵn hoặc thiếu sản men răng di truyền từ bố mẹ
Bạn hãy xem lại những thói quen thường nhật của mình và tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mòn men, ê buốt răng đang gặp phải. Việc trao đổi với bác sĩ về nguyên nhân gây bệnh sẽ tạo thuận lợi hơn trong việc điều trị sau này.
3/ Phải làm sao để chấm dứt tình trạng răng nhạy cảm?
Răng nhạy cảm đa số xuất phát từ tình trạng mất men răng hoặc mòn men răng, chính vì thế bạn cần khắc phục từ chính nguyên nhân này. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng để loại bỏ tình trạng này, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định khác nhau.
Cụ thể:
👉 Bổ sung Fluor khi nhạy cảm nhẹ: Việc bổ sung Fluor sẽ được thực hiện qua 2 cách: sử dụng các thực phẩm và thuốc giàu Fluor theo chỉ định của bác sĩ; thoa Fluor trực tiếp lên men răng. Bạn cũng có thể kết hợp cả 2 cách này nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để bổ sung lượng Fluor phù hợp nhất.
👉 Trám răng: Đây là cách phổ biến nhất và được nhiều khách hàng lựa chọn vì khá tiết kiệm và khắc phục được hoàn toàn tình trạng ê buốt khi ăn nhai. Bác sĩ sẽ sử dụng chất trám chuyên dụng để phủ lên bề mặt răng, lớp trám này đóng vai trò như một lớp men răng thật giúp che đi lớp ngà răng bị lộ và hệ thống ống thần kinh trong nó.
👉 Bọc răng sứ: Cũng giống như trám răng, bọc răng sứ cũng giúp che phủ phần ngà răng bị lộ và bảo vệ răng tối ưu. Điểm khác biệt là phương pháp này có độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn gấp nhiều lần so với trám răng, có thể duy trì lên đến hơn 20 năm mà không gặp bất cứ vấn đề gì.
Để tìm được phương pháp khắc phục tình trạng răng nhạy cảm tối ưu nhất, bạn cần trực tiếp đến nha khoa thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn cụ thể. Đồng thời, hãy chấm dứt ngay những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến men răng để tình trạng này không tiếp tục phát triển thêm nữa!