- Chào bác sĩ! Tuần trước cháu vừa đi lấy tủy răng vì răng bị sâu nhiều và phải chữa tủy, bọc sứ. Bác sĩ cho cháu hỏi răng đã lấy tủy bao lâu thì hư ạ? Làm thế nào để chăm sóc răng đã chữa tủy tốt nhất? Có cần phải kiêng cữ gì không bác sĩ? – Lê Thu Giang, Hà Nội
NAVII DENTAL CARE TRẢ LỜI:
Chào Thu Giang! Rất cám ơn Giang đã tin tưởng và yêu mến khi gửi những thắc mắc của mình về cho Navii. “Răng đã lấy tủy bao lâu thì hư?” sẽ được chúng tôi trả lời như sau:
- Răng đã lấy tủy bao lâu thì hư?
- Chăm sóc răng đã lấy tủy như thế nào?
1. Răng đã lấy tủy bao lâu thì hư?
Trước hết, Navii xin khẳng định với bạn là răng đã lấy tủy thì thời gian tồn tại không thể bằng được với các răng thật khác.
Răng đã chữa tủy cũng giống như một cái cây chết. Tuy độ cứng chắc ban đầu có thể giống như răng còn tủy. Nhưng sự khác biệt sẽ càng rõ rệt sau khoảng vài năm. Răng rất giòn và dễ bể vỡ. Vết vỡ có thể khá lớn, không hỗ trợ được cho ăn nhai chắc chắn như trước.
* Tuỷ răng:
Là phần trung tâm của răng và là một mô sống. Nó chứa đựng các mạch máu nuôi dưỡng răng và tạo cảm giác cho răng. Tuỷ răng gồm có hai phần là tuỷ thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng.
Quan trọng như vậy, nên Navii luôn hạn chế việc chữa tủy răng trong điều trị nha khoa nếu không cần thiết.
* Thời gian tồn tại của răng sau khi đã lấy tủy:
Răng sống (còn tủy sống) có thể duy trì được suốt cuộc đời nếu có chế độ chăm sóc tốt. Nhưng răng chết (đã chữa tủy) thì có thể chỉ tồn tại được khoảng từ 15 – 25 năm nếu được chăm sóc tốt. Trong khoảng thời gian này, độ bền của răng sẽ giảm dần.
Do đó, bạn cần cân nhắc và tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định có nên điều trị tủy răng hay không.
Hướng khắc phục tốt nhất cho răng đã lấy tủy là bọc răng sứ để bảo vệ răng tránh khỏi các tác động bên ngoài có thể làm gãy vỡ răng. Bọc răng sứ còn giúp bạn có khớp cắn hoàn hảo hơn, đảm bảo việc ăn nhai được tốt hơn. Răng sứ có độ bền cao hơn so với răng thật nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm, với răng sứ bạn vẫn có thể ăn nhai một cách bình thường.
Ngăn ngừa răng tiếp xúc với các loại thực phẩm và axit cũng là cách hạn chế quá trình sừng hóa của răng sau khi lấy tủy hiệu quả.
2. Chăm sóc răng đã lấy tủy như thế nào?
Răng sau khi đã lấy tủy không còn dẻo dai như trước. Để kéo dài thời gian tồn tại, bạn nên chú ý các vấn đề ăn uống, vệ sinh răng miệng kỹ càng hơn nữa:
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế các loại thức ăn quá dai, quá cứng, các loại đồ uống thức ăn quá cay, nóng.
– Chăm sóc răng miệng khoa học, đúng cách: Cần chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút, với răng sứ cũng chải răng như với các răng thật. Chú ý làm sạch kẽ răng, phần chân răng và kẽ nướu răng tránh thức ăn hay vi khuẩn hình thành mảng bám.
– Định kỳ kiểm tra răng miệng tại nha khoa 6 tháng/lần: để phát hiện và thay thế nếu như mão sữ bị nứt vỡ, đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ không bị sâu răng hay viêm nha chu, áp-xe răng. Bác sĩ sẽ có phương án chữa trị sớm và tốt nhất.
Nếu không thật sự cần thiết thì không nên lấy tủy răng. Nhưng rơi vào những hợp viêm tủy hay bắt buộc phải lấy tủy răng thì cần đến nha khoa uy tín thực hiện và chăm sóc sau khi chữa tủy cẩn thận để kéo dài thời gian sử dụng của răng.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến chữa tủy răng, bạn đọc có thể liên hệ cho Navii Dental Care theo các cách dưới đây:
Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội làm việc từ Thứ 2 – Thứ 7
Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội làm việc từ Thứ 3 – Chủ nhật
Giờ làm việc : Sáng 8:30 – 12:00; Chiều: 1:30 – 6:00
Hotline: 0912.60.42.42 hoặc 024.3747.8292
Email: c.service@navii.vn
Website: navii.vn