Nhổ răng khôn nên hay không, có đau không, có nguy hiểm không, nên nhổ vào thời điểm nào trong ngày, nên làm gì sau khi nhổ,… và “n” câu hỏi khác liên quan đến chiếc răng số 8 này sẽ được Bác sĩ chuyên khoa của Navii Dental Care giải đáp trong bài viết sau đây.
1. Răng Khôn Là Gì?
“Biết địch biết ta – trăm trận trăm thắng” đúng không? Đa phần chúng ta phải chịu cảnh đau nhức, ăn không ngon ngủ không yên khi răng khôn bắt đầu mọc và không hiểu trí-khôn của nó đặt ở đâu.
Navii xin điểm qua một số ý chính để bạn nắm rõ về răng khôn như sau:
- Răng khôn còn được gọi là răng số 8, mọc khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành, phổ biến từ 17 – 30 tuổi, nên được gọi là “răng khôn”.
- Răng khôn mọc khi xương hàm đã vững chắc, nên khá vất vả vì phải đâm lên tầng nướu dày. Nó sẽ nhú lên từng chút một, mỗi lần nhú bạn sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu. Thật không may là quá trình này kéo dài vài năm chứ không liền mạch như các răng vĩnh viễn khác.
- Hàm răng đủ của con người có 32 răng, trong đó có 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới; nằm ở vị trí cuối cùng ở các góc hàm.
- Răng khôn đa phần mọc lệch, mọc ngầm do các răng vĩnh viễn khác đã yên vị đầy đủ trên cung hàm.
2. Nhổ Răng Khôn Có Cần Thiết Không?
Răng khôn không có chức năng ăn nhai, nghĩa là không có tác dụng trong việc nghiền nát, cắn xé thức ăn. Thêm nữa, chúng thường mọc ở các vị trí không thuận lợi nên rất khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.
Do vậy, Bác sĩ thường khuyên nên nhổ bỏ chúng.
Tuy nhiên, bạn có thể bảo tồn răng khôn trong các trường hợp sau đây:
- Răng khôn mọc thẳng, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Nếu giữ lại, bạn cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường…
- Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…
Còn nếu răng khôn của bạn thuộc một trong các trường hợp sau, bạn nên đến các cơ sở y tế và nhổ bỏ càng sớm càng tốt:
- Đau đớn;
- Nhiễm trùng, viêm nhiễm lặp đi lặp lại nhiều lần;
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, kẹt dưới nướu;
- Xuất hiện u nang (túi chứa dịch), ổ mủ;
- Răng khôn bị sâu, mắc bệnh áp-xe hoặc nha chu;
- Răng khôn và răng hàm bên cạnh (răng số 7) có khe giắt thức ăn khó vệ sinh, gây đau nhức
- Răng khôn đâm vào răng số 7 gây đau nhức, lung lay;
- Răng khôn mọc thẳng, không bị nướu cản trở nhưng lệch khớp cắn với răng đối diện hoặc không có răng đối diện. Răng khôn do vậy sẽ trồi dài hơn và tạo khe giắt thức ăn khi ăn nhai;
- Răng khôn được chỉ định nhổ bỏ để chỉnh hình hoặc là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân.
3. Nhổ Răng Khôn Có Đau Không? Có Nguy Hiểm Không?
Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn có nguy hiểm không là câu hỏi của bất kỳ ai khi nghĩ đến việc phải nhổ bỏ nó.
Thắc mắc trên là điều dễ hiểu vì răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trên hàm, liên kết với nhiều dây thần kinh và có chân răng vô cùng vững chắc. Do vậy, nhổ răng khôn phức tạp hơn nhổ các răng còn lại rất nhiều.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, nhổ răng khôn chỉ là một tiểu phẫu đơn giản mà thôi. Khi đã được chỉ định nhổ bỏ, bạn chỉ cần nghiên cứu thật kỹ các nha khoa và chọn cho mình một nha khoa uy tín, Bác sĩ giỏi là có thể an tâm.
⏭ Xem thêm: Gợi Ý Nha Khoa Nhổ Răng Khôn Uy Tín Tại Hà Nội
Các phương pháp nhổ răng khôn hiện đại giúp rút ngắn thời gian nhổ răng, giảm thiểu sưng đau nhờ có các loại máy như Pie Ultrasonic 4D, máy lazer, máy nhổ sử dụng công nghệ siêu âm Piezotome…
Thời gian nhổ răng thông thường chỉ từ 15 – 20 phút. Đặc biệt các cơn đau sẽ được kiểm soát hoàn toàn nhờ thuốc tê.
4. Nhổ Răng Khôn Có Cần Uống Thuốc Giảm Đau Trước Không?
Nhiều người lo lắng quá trình nhổ răng khôn “đầy máu và nước mắt”, nên đã lo xa bằng việc uống thuốc giảm đau trước. Nếu được gây tê sau đó nữa thì công hiệu càng nhân đôi.
Tuy nhiên, Bác sĩ của Navii khuyên bạn không cần phải uống thuốc giảm đau trước.
Gây tê tại khu vực cần nhổ răng là đủ để loại bỏ cơn đau rồi. Thêm nữa, uống thuốc giảm đau trước còn làm giảm tác dụng của thuốc tê. Tưởng lợi nhưng không ngờ lại gây hại đấy.
5. Quá Trình Nhổ Răng Khôn Diễn Ra Thế Nào?
Trước tiên, Bác sĩ cần chụp X-quang răng khôn của bạn xem có cần phải nhổ bỏ không. Nếu có thì tình trạng sức khỏe của bạn có cho phép nhổ bỏ hay không (thông qua số liệu kiểm tra huyết áp, tốc độ đông máu, tim mạch,…).
Nếu sức khỏe đảm bảo, bạn đủ điều kiện để nhổ răng khôn với thứ tự các bước như sau:
- Súc miệng bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng.
- Bác sĩ gây tê một phần khu vực cần nhổ hoặc toàn bộ giúp kiểm soát cơn đau xảy ra lúc nhổ răng.
- Bác sĩ rạch nướu răng tại vị trí mọc răng khôn.
- Sau khi tách nướu lộ xương, Bác sĩ có thể dùng kìm lấy răng khôn ra. Hoặc đối với các trường hợp phức tạp, sẽ mài một ít xương mặt ngoài quanh cổ răng khôn, khoan chia cắt răng khôn thành từng phần rồi lấy ra.
- Dùng chỉ khâu lại đường rạch nướu vừa cắt. Kết thúc quá trình nhổ răng khôn.
Để quá trình nhổ răng thuận lợi và phục hồi sau khi nhổ răng nhanh hơn, thời điểm nhổ răng khôn khá quan trọng. Thời điểm nhổ răng số 8 tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi. Khi đó, chân răng mới hình thành được 2/3 nên thuận lợi cho việc phục hồi.
Một “típ” khá hay nữa về thời điểm nhổ răng mà nhiều người chưa biết, Navii mách bạn là nên nhổ răng vào buổi sáng thay vì buổi chiều. Lý do vì sao bạn có thể xem thêm tại đây nhé.
6. Lưu Ý Sau Khi Nhổ Răng Khôn
Sau khi nhổ răng xong: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cắn nhẹ bông gòn tại vị trí răng vừa nhổ, từ 30 – 45 phút.
4 giờ sau khi nhổ răng: Nếu thấy sưng đau, bạn có thể đắp khăn lạnh hoặc khăn ấm, cách 15 phút chườm 1 lần.
24 giờ tiếp theo: Không khạc nhổ nước bọt, không đụng vào vết thương mới nhổ.
Trong những ngày mới nhổ răng: Nên ăn thức ăn mềm, nguội, bổ dưỡng và uống nhiều nước. Tránh nhai tại phần răng mới nhổ, tránh thức ăn cứng. Súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm.
Đặc biệt, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ ngăn chặn tình trạng đau nhức sau khi nhổ. Nếu những triệu chứng như sưng, đau, sốt kèo dài kèm theo chảy máu không dứt, bạn cần đến nha khoa ngay lập tức để được điều trị, tránh nhiễm trùng và các biến chứng khác.
7. Nhổ Răng Khôn Miễn Phí Với Thẻ Bảo Hiểm Sức Khỏe
Bạn có thẻ bảo hiểm sức khỏe không? Nếu có, đừng quên sử dụng thẻ bảo hiểm để được nhổ răng khôn miễn phí nhé.
Hầu hết mọi loại thẻ bảo hiểm sức khỏe đều cung cấp quyền lợi bảo hiểm nha khoa cho người tham gia với một hạn mức nhất định. Các dịch vụ điều trị tổng quát như: nhổ răng khôn, điều trị viêm nha chu, viêm lợi, lấy cao răng, hàn răng, điều trị tủy,… đều được bảo hiểm chi trả.
Đặc biệt, Navii Dental Care là một trong số ít các đơn vị nha khoa hiện nay liên kết với rất nhiều hãng bảo hiểm lớn tại Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, BIC, VBI Care, Insmart, FTCClaims, Bảo An Khang để bảo lãnh viện phí cho khách hàng.
Nghĩa là chi phí điều trị sẽ do công ty bảo hiểm thanh toán trực tiếp cho nha khoa. Bạn sẽ không cần chuẩn bị hồi sơ bồi thường để được hưởng quyền lợi bảo hiểm như trước đây nữa.
⏭ Xem thêm: Sử Dụng Bảo Hiểm Nha Khoa Để Nhổ Răng Khôn Miễn Phí
Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến việc nhổ răng khôn, bạn có thể để lại bình luận phía dưới để Navii tư vấn cho bạn. Nếu được, bạn hãy sắp xếp thời gian đến Navii thăm khám trực tiếp, Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cụ thể và chính xác nhất nhé.
• Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
• Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
• Hotline: 0912.60.42.42 & 024.3747.8292
Navii chúc bạn có hàm răng khỏe mạnh!