Áp xe quanh cuống răng là bệnh lý phổ biến hiện nay. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm để tránh đau đớn cho người bệnh và biến chứng có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh này như thế nào? Làm sao để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh?
1. Nguyên nhân gây áp xe quanh cuống răng
Nguyên nhân chính của bệnh là từ sâu răng. Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn phát triển tạo thành sâu răng. Và khi sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ tạo thành các ổ viêm dẫn đến áp xe quanh chân răng.
Ngoài ra, áp xe răng cũng có thể là hậu quả của chấn thương răng như gãy, mẻ. Men răng bị vỡ do chấn thương sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây nhiễm trùng.
Nhiễm trùng tạo ra một bọc mủ. Trong bọc này chứa các vi khuẩn còn sống hoặc đã chết, các mô chết và bạch huyết cầu. Bọc mủ khiến người bệnh cảm thấy rất đau đớn và khó chịu. Nếu như chân răng bị chết có thể răng sẽ không đau nữa nhưng nhiễm trùng vẫn tiếp tục hoạt động phá hủy các mô xung quanh.
Áp xe quanh chóp răng có thể tiến triển ở nhiều vị trí khác nhau như dưới màng xương, trên màng xương hoặc trong phần mềm.
2. Phương pháp điều trị áp xe quanh cuống răng
2.1 Giai đoạn mới sưng
Giai đoạn này bệnh vẫn còn nhẹ, người bệnh có thể súc miệng bằng nước ấm hay đắp gạc ấm để giảm đau. Nên sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi trùng.
2.2 Giai đoạn hình thành áp xe
Nếu có hiện tượng tụ mủ thì bác sĩ sẽ phải rạch dẫn lưu áp xe ở điểm thấp nhất. Tùy vào vị trí và tình trạng áp xe mà bác sĩ sẽ chỉ định điểm rạch phù hợp. Nếu cần thiết, có thể sẽ phải phối hợp với các điều trị sau:
Cách điều trị áp xe răng
+ Nhổ răng: Nếu kết quả chụp phim X-quang cho thấy người bệnh bị tiêu xương trầm trọng hoặc răng bị lung lay nhiều. không bám chắc được trên cung hàm nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.
+ Lấy tủy răng: Trường hợp tủy bị viêm trầm trọng, chết tủy…thì phải tiến hành lấy tủy răng.
+ Nạo túi mủ và cạo láng gốc răng nếu nguồn gốc gây bệnh là từ mô nha chu.
3. Cách phòng tránh áp xe quanh cuống răng
Để phòng tránh áp xe quanh cuống răng, cách tốt nhất và đơn giản nhất là chăm sóc răng miệng khoa học.
- Sử dụng nước uống có chứa fluoride.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn.
Cách phòng tránh bệnh áp xe răng
- Có thể dùng nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để làm sạch đến các kẽ răng.
- Thay bàn chải đánh răng thường xuyên.
- Hạn chế ăn các đồ ngọt, chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn vặt…
- Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề bệnh lý nếu có.
Nha khoa Navii là một trong những nha khoa được đông đảo khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ. Với hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi đã chữa trị cho hàng nghìn khách hàng bị bệnh lý áp xe răng. Khách hàng hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ cũng như chế độ, chính sách bảo hành và thái độ làm việc của nhân viên.
Nếu bạn đang bị những cơn đau do áp xe hành hạ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sớm điều trị áp xe răng một cách triệt để. Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất trên thị trường.
Hotline: 0912 604 242
Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, HN.
Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, HN.